Tham dự và chứng minh lễ có TT Thích Châu Quang UVHĐTSTWGH, trưởng BTSPG tỉnh, trụ trì chùa Sắc Tứ Khải Đoan, Đại Đức Thích Hải Thông trưởng ban nghi lễ, Đại Đức Thích Hải Định trưởng BHP cùng chư tôn đức tăng tại bổn tự, và hơn 10 ngàn Phật tử nam nữ về tham dự và góp phần cầu nguyện. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, sau phần đốt nến, TT Thích Châu Quang thuyết Pháp Ý Nghĩa Về Lễ Cầu An Giải Nghiệp Đầu Năm Và Đốt Nến.
Về mặt lịch sử, lễ dâng ánh sáng có nguồn gốc từ thời đức Phật còn tại thế, gọi là lễ dâng đèn, được các vua chúa và triều thần dâng cúng Phật. Có lễ trong chúng ta, còn nhớ chuyện “Cây đền của bà lão hành khất” với lòng thành kính vô hạn đối với đức Phật.
Ở Việt Nam chúng ta, lễ dâng ánh sáng đi vào tổ chức quy mô và trở thành truyền thống dưới thời triều đại nhà Lý. Vua Lý Nhân Tông vào dịp đầu năm mới đã cho tổ chức nhiều lễ hội cầu nguyện quốc thái dâng an ngay tại kinh đô Thăng Long. Trong đó, lễ hội ánh sang có tên gọi là Hội Đèn Quảng Chiếu.
Về mặt nhân văn, trước hết đốt nến cầu nguyện mang ý nghĩa cúng dường Tam Bảo vừa chuyển tải triết lý ý nghĩa sâu xa của đạo Phật. Ánh sáng biểu trưng cho trí tuệ, thường gọi là tuệ đăng hay tuệ giác. Nó biểu thị cho sức mạnh nội tại của tâm thức. Ánh sáng đến đâu bóng tối vô minh được xóa tan đến đó. Công năng của ánh sáng là xóa tan si mê, hôn ám, khai sáng tâm thức, phát huy tuệ giác. Ánh sáng trí tuệ là biểu thị phẩm chất trong sáng, chân chánh trong cách nghĩ, lời nói và hành động. Điều đó có nghĩa rằng cuộc sống luôn được trí tuệ chủ đạo. Đạo Phật gọi là “Tuệ Đăng Thường Chiếu”. Nơi nào có ánh sáng trí tuệ soi chiếu, nơi đó sẽ có công lý, tự do và bình đẳng, sẽ có an lạc và hạnh phúc.
Ngọn đèn trong lễ đốt nến cầu cầu nguyện, chúng ta liên tưởng đến ánh sáng hào quang của chư Phật, đặc biệt là tại đàn “Dược Sư Hải Hội”. Đức Phật Dược Sư Luy Ly Quang Như Lai, đang chiếu rọi vào thế giới “Ngũ trược ác thế”.
Đạo Phật là đạo trí tuệ. Đức Phật thường dạy “Lấy Trí Tuệ Là Sự Nghiệp”. Chỉ có ánh sáng trí tuệ mới đưa con người đến giải thoát an vui, ngọn đèn trí tuệ thường được thầy trao cho đệ tử gọi là “Tuệ Đăng Tục Diệm” mang một ý nghĩa vô cùng cao quý.
Ánh sang của tuệ giác là nguồn nuôi dưỡng tâm thức con người, chỉ đạo mọi tư duy, lời nói và hành động đúng chân lý. Có tuệ giác tức trí huệ minh mẫn, thì trước mọi vấn đề cuộc sống, chúng ta xử lý một cách rõ ràng, lợi lạc, an vui sẽ đến với chúng ta không xa. Trì tụng kinh Dược Sư và danh hiệu đức Dược Sư đầu năm mới chúng ta gọi là “Cầu An Giải Nghiệp”.
Hải Trung
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 210
Hôm nay : 24119
Tháng hiện tại : 284961
Tổng lượt truy cập : 26147808