Đầu tháng 4, Giáo hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức lễ an vị đại tượng Đức Phật A Di Đà cao 44 m, lớn nhất Việt Nam hiện nay, tại chùa Tòng Lâm Lô Sơn ở xã Vĩnh Phương, phía tây thành phố Nha Trang.
Chốn già lam Hòe Nhai toạ lạc trên phố Hàng Than (Hà Nội) xưa nay nổi tiếng với pho tượng “Vua sám hối” độc nhất vô nhị chỉ có ở Việt Nam.
Cụ Nguyễn Văn Dũng (80 tuổi) là nghệ nhân còn sống duy nhất trong số những người trực tiếp làm pho tượng này. Cụ Dũng bảo, cái đặc biệt của pho tượng Phật ở chỗ nó hội tụ rất nhiều pho tượng quý của thời Pháp, trong đó có cả bức tượng Nữ thần Tự Do.
Tượng Phật nặng 100 kg chạm khắc vào khoảng thế kỷ 4 - 6 từ một thân gỗ nguyên khối, là tiêu bản độc đáo và là một điển hình của điêu khắc Phật giáo Đông Nam Á thời kỳ đầu Công nguyên, đặc biệt nguyên vẹn.
Pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni từ khối đá bán quý màu xanh ngọc, tượng Phật nằm, tượng Phật di lặc trên đỉnh núi cao 250 m, tượng Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn... được xem là độc nhất vô nhị ở Việt Nam.
Từ những tấm đá vô tri vô giác, qua bàn tay khéo léo, đầy sáng tạo của người thợ đã có đường nét, hoa văn uyển chuyển, sống động hơn thành những tượng Phật có hồn, cốt.
Sáng ngày 9/6/2011 (nhằm mùng 08/05 năm Tân Mão) tại chùa Từ Quang TP. Vũng Tàu đã tổ chức lễ khai mạc tôn tượng Phật Ngọc chất liệu bằng đá Colindon do nhóm thợ điêu khắc làng nghề đá Non Nước TP. Đà Nẵng chế tác, cùng cổ vật, pháp khí trong nước và ngoài nước.
Trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, có lẽ một trong những thời kỳ thịnh vượng nhất với nền văn hóa phồn thịnh là thời nhà Đường – từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 10 và ngày nay con người có thể thấy được thời nhà Đường trong cuộc sống ở Bảo tàng nghệ thuật đời Đường ở Tây An.
Đang truy cập : 52
Hôm nay : 7778
Tháng hiện tại : 170569
Tổng lượt truy cập : 29109623