Trong những giây phút trước khi thâu thần thị tịch, Hòa thượng đã gởi lại một nỗi lòng. Lời Thầy đến nay, trong tôi vẫn còn vang vọng.
Giới là nếp sống thanh tịnh, là nền tảng của sự giác ngộ giải thoát. Do vậy, người học Phật đầu tiên phải học giới luật để cho mọi hành động trong cuộc sống của chúng ta đúng theo lời Phật dạy. Nếu đã thọ giới rồi, hành vi ngang ngược trái với đạo lý, vô tình làm mọi người xem thường bản thân mình, chẳng những không giúp ta thoát khổ đau trong hiện tại và tương lai mà còn mang nhiều lỗi lầm thật đáng tiếc. Bài viết này trình bày ý nghĩa và nội dung căn bản của Thập Thiện giới và Bồ Tát giới tại gia.
Đức Phật là Bậc Vô Thượng y Vương, thấy rõ căn bệnh chúng sanh. Ngài dạy sở dĩ chúng sanh cứ mãi trôi lăn trong sanh tử luân hồi, tạo vô số nghiệp ác là vì niệm bất giác, mê lầm, không biết tiêu trừ ba món độc hại, không biết dùng diệu dược của Phật để tìm về với bản tánh thanh tịnh. Do đó hễ ai đã phát nguyện làm đệ tử phật, xuất gia hay tại gia đều phải biết kiên trì giới luật của Phật dạy để bảo tồn huệ mạng, mà phát đại Bồ Đề Tâm.
Cung kính nghe rằng: Người phát tâm cầu thọ Giới pháp, nên phải biết Giới pháp là tối quan trọng, không chỉ có Đức Phật khuyên dạy giữ gìn và tôn trọng, mà ba đời chư Phật cũng đều dạy như vậy. Cho nên, Đức Thích-ca Mâu-ni khi nhập vô dư niết-bàn, đã di giáo lại rằng: “Sau khi ta diệt độ, trong đời Tượng pháp phải tôn kính Ba-la-đề-mộc-xoa. Người năng kính giữ Ba-la-đề-mộc-xoa là bậc Đại sĩ trong tứ chúng, cũng không khác gì Ta còn tại thế vậy”.
Mục đích Đức Phật chế giới luật để giúp cho hàng đệ tử tại gia cũng như xuất gia ngăn ngừa các hành động xấu ác, làm mọi điều thiện để có được cuộc sống an vui lợi lạc. Nếu không hiểu ý nghĩa của giới luật, xem giới luật là sự ràng buộc hay vì lòng hiếu kỳ mà thọ giới thì đó là điều sai lầm. Bản chất của giới luật là đạo đức, kính trọng người giữ giới là kính trọng đạo đức.
Kính bạch thầy, người phật tử ăn chay có ăn chay kỳ và ăn chay trường, con chưa hiểu tại sao phải ăn chay trong các ngày trai giới? Những ngày trai là những ngày gì? Kính xin thầy từ bi giải đáp cho chúng con được rõ.
Đức Phật trước tiên thiết chế giới luật là để bắt đầu mở mang cho sự ngu muội. Phép tắc uy nghi sạch như băng tuyết. Đình chỉ là giữ, hành động là phạm, nguyên tắc ấy kềm thúc sơ tâm; điều mục đầy đủ, chương tiết minh bạch, giới pháp này đổi bỏ tồi tệ. Pháp tịch giảng dạy Luật tạng mà chưa hề học hỏi và thân cận, thì đối với Thượng thừa là giáo lý liễu nghĩa, làm sao có khả năng cứu xét rành mạch. Nên thật đáng đau tiếc là để một đời trôi đi một cách trống rỗng, sau này hối hận cũng khó mà đuổi kịp. Giáo lý chưa từng để dạ thì diệu pháp không nhân đâu mà khế ngộ.
Phàm là người xuất gia ở chốn Tòng Lâm, tự viện, phải sống đời phạm hạnh, nghiêm trì giới luật đã thọ, giữ gìn oai nghi tế hạnh là trang nghiêm tự thân, kính trên nhường dưới, từ ái với mọi người.
Để cho đời mình trôi qua oan uổng, đó là một điều đáng tiếc, sau này có hối hận cũng không thể nào còn kịp. Giáo pháp chưa từng để vào lòng, thì chánh đạo nhiệm mầu do đâu mà khế ngộ được? Có nhiều vị tuổi đời đã cao, tuổi đạo cũng lớn, mà kiến giải thì rỗng không, trong khi tâm ý lại đầy tự phụ. Vì không biết nương nhờ vào các bậc thiện tri thức nên người ta cứ tưởng rằng mình là người giỏi, và từ từ sinh ra xấc láo và ngạo ngược.
Người học luật mà không hành trì, khó mà hiểu hết những điều được học có nghĩa lý gì. Trì luật, không phải chỉ sống thanh bạch một mình trên núi rừng với nai với khỉ, độc thiện kỳ thân. Luật, được Phật chế, với mục đích nhiếp tăng. Vị chưa từng sống nhiều năm trong tăng, chưa từng xử lý việc tăng, cũng khó mà hiểu hết giá trị những điều luật.
Ôi, nghiệp ràng buộc, phải nhận thân này, nên chưa thoát khỏi sự vướng bận về hình-hài. Thân này do bẩm-thụ di-thể của cha mẹ và nhờ mọi duyên mà thành. Tuy thân này được bốn đại (2) nâng đỡ, giữ gìn, nhưng, chúng thường chống trái lẫn nhau. Vô thường, lão, bệnh không hẹn cùng ai. Buổi sớm còn, buổi chiều mất, trong giây phút đã chuyển sang đời khác. Ví như, giọt sương mùa xuân, hạt móc ban mai, chốc lát thành không. Ví như, cây mọc trên bờ nước, giây leo trên miệng giếng, đâu được dài lâu! Niệm niệm nhanh chóng, trong một sát-na. Hơi thở chuyển, thành đời sau, sao cứ an nhiên qua ngày một cách rỗng không như vậy?
Mục đích Đức Phật chế giới luật để giúp cho hàng đệ tử tại gia cũng như xuất gia ngăn ngừa các hành động xấu ác, làm mọi điều thiện để có được cuộc sống an vui lợi lạc. Nếu không hiểu ý nghĩa của giới luật, xem giới luật là sự ràng buộc hay vì lòng hiếu kỳ mà thọ giới thì đó là điều sai lầm. Bản chất của giới luật là đạo đức, kính trọng người giữ giới là kính trọng đạo đức.
Trong Học pháp có một giới cần phải nhận định cho rõ là giới phá hòa hợp Tăng. Tăng từ 4 vị trở lên, không biết chúng mà đồng một Kiết-ma, đồng một thuyết giới, gọi là Tăng hòa hợp. Có 18 việc dẫn đến sự phá Tăng hòa hợp:
Tuyển Phật trường là Trường thi tuyển chọn người làm Phật trong tương lai, còn gọi là Đại giới đàn, là Đàn truyền Đại giới Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni (hay Cụ túc giới) có từ thời Phật còn tại thế, và tùy theo thời gian, phong tục sinh hoạt của Phật giáo các nước, Phật giáo đang hiện hành và tại Việt Nam cũng thế, càng ngày càng được hoàn bị và phong phú trang nghiêm, thù thắng đặc biệt.
Chúng ta muốn an vui hạnh phúc nhưng luôn phạm lỗi lầm lớn nhất đó là: nghĩ xấu và nói xấu kẻ khác. Khi khởi một ý nghĩ xấu về ai thì ý nghĩ xấu đó nằm trong tâm của chính ta. Khi nói lời xấu ác thì lời nói đó nằm ngay nơi miệng của ta trước hết.
Qua kinh tạng Pàli, đức Phật phủ nhận sự phân chia giai cấp xã hội và kỳ thị giới tính. Ngài dạy hành động (hay việc làm) nói lên giá trị của mỗi người là Bà La Môn, Sát Ðế Lợi, Phệ Xá hay Thủ Ðà La, mà không phải là dòng dõi hay chủng tộc. Ngài chủ trương không có giai cấp trong "dòng máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn".
Lịch sử cho chúng ta thấy có những tôn giáo, những chủ thuyết tỏ ra sáng giá một thời, nhưng khi trải qua những thử thách khắt khe của thời gian thì liền chìm vào quên lãng. Tại sao vậy? Tại vì nó thiếu những nguyên tắc chỉ đạo đúng đắn và thiếu các tu sĩ để duy trì. Phật giáo nói riêng, các tôn giáo khác nói chung, tỏ ra đủ sức mạnh để tồn tại với thời gian là vì có những nguyên tắc sống tương đối hoàn chỉnh và có các tu sĩ thuộc thành phần cốt cán để duy trì. Các tu sĩ thường có bổn phận giữ gìn những giới luật mang tính chất giáo dục rất đa dạng, nhằm hướng dẫn cuộc sống của mình đến chỗ hoàn thiện. Sau đây, chúng tôi xin trình bày về tính chất giáo dục trong giới luật của đạo Phật.
Chúng ta thông thường đều được nghe xưng hiệu của Bồ tát, cho đến cũng có thể đem hai chữ Bồ tát làm lời khen tặng người khác. Vì thế, một từ Bồ tát có ấn tượng đối với một số người đã là cao quý, vĩ đại, mà cũng là bình dị gần gũi; đã là thiêng liêng không lường, cũng là giản đơn phổ thông. Kỳ thực, người chân chính hiểu được thứ lớp và cảnh giới của Bồ tát không có bao người. Còn người chưa từng nghe qua Phật pháp nhận tất cả những tượng thần, tượng quỷ đắp bằng đất, khắc bằng gỗ, đều gọi là Bồ tát, đấy là quan niệm của người chưa biết được ý nghĩa của Bồ tát.
Trong văn Bát giới đã có nói đến Bát giới là thọ trì từng ngày của giới xuất gia Sa di, nhưng thọ trì Bát giới lấy người tại gia làm chủ yếu, vì thế so với Sa di giới thiếu một điều giới “cầm giữ tiền bạc” nên vẫn là một thứ giới tại gia. Giới xuất gia chân chính mở đầu từ Sa di thập giới, Sa di không thọ thập giới không được kể là người xuất gia hợp cách; vì thế, Sa di thập giới là cơ sở của xuất gia.
Một đoàn thể có tổ chức, có lý tưởng, có thành viên, phải có quy ước hoặc hiến chương của tổ chức ấy. Một tổ chức kiện toàn hay không chỉ cần xem các nội dung của quy ước hoặc hiến chương của nó có kiện toàn hay không. Một tổ chức có thành tích biểu hiện trác việt hay không, cũng do lý tưởng ở trong quy ước hoặc hiến chương định đoạt. Tất cả xã hội đều y theo lý tưởng riêng chế định quy ước hoặc hiến chương, nhưng muốn biết quy ước hoặc hiến chương có sinh ra được hiệu lực hay không còn phải xem nhân viên trong tổ chức đối với quy ước hoặc hiến chương kia có bảo vệ hoặc tuân hành hay không.
Đang truy cập : 52
Hôm nay : 7757
Tháng hiện tại : 170548
Tổng lượt truy cập : 29109602