Riêng đối với Đạo Phật và Dòng Sử Việt, công nghiệp của vua Thái Tông thật là to lớn. Ngoài việc in kinh, xây chùa, tô tượng, đúc chuông; về diện văn hóa, vua đã viết Khóa Hư Lục, một kiệt tác phẩm của nền văn học Phật giáo dân tộc, thế kỷ XIII.
Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần với tinh thần tùy tục, tùy duyên, hòa quang đồng trần, cư trần lạc đạo, nhập thế hành đạo nên đã sản sinh ra những thiền sư luôn luôn hướng về cuộc sống, hoà nhập với cuộc đời. Điều này còn cắt nghĩa tại sao ở ta thời nào cũng có những vị thiền sư tận tuỵ hy sinh cho đất nước, cho dân tộc và nhiều ngôi chùa lại thờ các vị anh hùng cứu nước, anh hùng văn hóa.
Trong quá trình tồn tại và phát triển gần 2.000 năm trên đất nước Việt Nam thân yêu, Phật giáo Việt Nam đã sớm hài hòa, gắn bó với dân tộc xuyên suốt dòng lịch sử truyền bá tư tưởng giáo lý của đạo Phật.
Sáng ngày 13.9.2011 (16.8 Tân Mão) tại Chùa Từ Đàm (số 1, Sư Liễu Quán, TP. Huế) Tăng chúng bổn tự và chư tôn đức Ban Trị sự đã trang nghiêm cử hành lễ tưởng niệm 10 năm cố Hòa thượng Thích Thiện Siêu, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPG Việt Nam, Viện Trưởng HVPGVN tại Huế viên tịch.
Phật giáo truyền vào Việt Nam từ những thế kỷ đầu sau Tây lịch và đã nhanh chóng ăn sâu bám rễ trong đời sống tâm linh của dân tộc Việt. Trải qua bao biến động, lúc thịnh lúc suy, nhưng Phật giáo đã tự khẳng định như một thành tố không thể tách rời khỏi văn hóa dân tộc và ở triều đại nào Phật giáo cũng luôn dành được nhiều thiện cảm, ưu ái của các tầng lớp vua quan, nho sĩ cho đến thứ dân. Chính sách của vua Minh Mạng đối với Phật giáo là một minh chứng rõ ràng cho thấy sự quan tâm của nhà nước phong kiến mà đứng đầu là nhà vua đối với tôn giáo này.
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Khi vào nước ta, nó có nhiều điểm tương đồng với tín ngưỡng bản địa nên nhanh chóng khẳng định vai trò của mình. Suốt chiều dài lịch sử dân tộc, Phật giáo đóng vai trò như một bộ phận văn hóa tinh thần của quần chúng nhân dân. Đặc biệt, Phật giáo thể hiện và chứng minh vai trò của mình trên lĩnh vực tư tưởng kiến trúc nghệ thuật và xây dựng bảo vệ tổ quốc qua các triều đại.
Vào đời nhà Trần, Phật giáo Đại Việt thống nhất lại dưới danh nghĩa “Phái thiền Trúc Lâm”, Hoàng gia nhà Trần sáng lập phái thiền Trúc Lâm, vì vậy, phái thiền Trúc Lâm cũng như Phật Giáo đời nhà Trần liên hệ chặt chẽ với Hoàng tộc nhà Trần.
Vào lúc 8 giờ ngày 16 tháng 7 năm 2011, tại Nhà Văn hóa Truyền thống Phật giáo – chùa Phổ Quang, quận Tân Bình, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thành hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh, Ban Thừa kế Tông phong Thiên Thai trọng thể tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 14 ngày viên tịch của Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Hào – Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh, Chứng minh Đạo sư Thiên Thai Thiền giáo tông, Viện chủ chùa Xá Lợi, Thiền viện Quảng Đức, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
Sau khi đất nước độc lập và thống nhất hoàn toàn năm 1975, toàn xã hội dốc sức cho công cuộc phục dựng nền kinh tế cũng như đối mặt và giải quyết nhiều vấn đề khó khăn khác của thời hậu chiến.
A.-Mở Ðề - Khao-khát cái tuyệt-đối, khinh-thường cái cái trương-đối; mong cầu cái vĩnh-viễn trường-tồn, ruồng-bỏ cái biến-chuyển vô-thường, người Viêt-Nam nói riêng và người Á-Châu nói chung đã được huân-tập mấy ngàn năm trong một thái-độ tư-tưởng như trên, nên đã xem thường lịch sử, là một môn học theo sát sự biên-chuyển vô-thường của sự thế, mà mục-đích là mong ghi chép một cách trung-thành những gì đã mất hút trong bóng tối của thời-gian.
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời cựu hoàng Bảo Đại ra Hà Nội làm cố vấn cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người Bắc vốn không có cảm tình với nhà Nguyễn, nhưng hành động thoái vị và câu nói nổi tiếng "thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ" của cựu hoàng được nhiều người trong họ quý mến.
Một nơi quen thuộc trong trí tưởng tượng của người con Phật mà khi nghĩ đến chúng ta cảm thấy bồi hồi xúc động, nôn nao khó tả, đó chính là kinh thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavatthu), một kinh thành trù phú, xa hoa tráng lệ, nơi mà đông cung thái tử Sĩ Đạt Ta...
Cấp Cô Độc là một vị trưởng giả triệu phú ở kinh đô Xá Vệ của vương quốc Kiều Tát La, miền Bắc Ấn Độ. Ông tên thật là Tu Đạt (Sudatta), vì thường hay chu cấp giúp đỡ cho những kẻ khốn khó, cô đơn, danh tiếng vang lừng cả vương quốc, cho nên mọi người đã kính mến và tặng cho ông biệt hiệu là Cấp Cô Độc, có nghĩa là “người cứu giúp kẻ nghèo khó và cô độc”. Ông có vợ và bốn con, ba gái đầu và một trai út.
Tháp chùa Thiên Mụ danh tiếng in bóng xuống dòng sông Hương êm dịu. Phía trước những bậc thềm rêu phong, có một cõi u tịch. Chính tại nơi đó, chiếc ôtô Austin huyền màu thời gian nằm lặng lẽ đã gần 50 năm, sau khi mang trái tim của Bồ Tát Thích Quảng Đức tới ngã tư Phan Đình Phùng – Lê Văn Duyệt (Sài Gòn cũ) để rồi trở thành trái tim bất tử.
Trong lý thuyết định vị quyền lực của Nho giáo: Hoàng đế là ngôi vị tối thượng, thốn lĩnh cả thần quyền - pháp quyền, làm lu mờ hết tất cả dưới gầm trời này, kể cả các thần linh [1].
1. Đã có một số dịp chúng tôi trình bày về vai trò của Phật giáo Việt Nam trong tiến trình lịch sử của dân tộc, bao gồm cả thế kỷ 20 vừa qua, nhưng đây là lần đầu chúng tôi đề cập về vai trò này trong thời kỳ mới của đất nước ta: thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Trần Thánh Tông (1240-1290) là tác giả văn học lớn của thời đại Lý Trần. Bài viết này tìm hiểu thi ca của ông với ba khía cạnh nổi bậc là tư tưởng Phật giáo-Thiền tông, tình cảm đời thường và vẻ đẹp thiên nhiên. Ông thực sự trở thành Thiền sư Thi sĩ với cảm hứng mạnh mẽ về tánh không, tinh thần vong nhị kiến, sức mạnh chân tâm….
ThS. Hà Đan - Viện Nghiên cứu Đông Nam Á - Phật giáo là tôn giáo lớn, có nguồn gốc từ Ấn Độ, vào nước ta từ thế kỷ 2 – 3 TCN theo con đường truyền giáo của các thương nhân. Ngay khi “nhập gia”, Phật giáo đã hòa vào dòng chảy các tín ngưỡng dân gian nên có một sức sống lâu bền và luôn đồng hành cũng dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử - trong đó, không thể không kể đến những đóng góp của Phật giáo giai đoạn đầu kỷ nguyên độc lập, trải các triều Ngô, Đinh và Tiền Lê.
An Nam tứ đại khí là bốn kỳ quan, bốn vật quốc bảo của nước ta thời Lý, Trần bao gồm: Tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, tượng chùa Quỳnh Lâm và vạc Phổ Minh. Mặc dù là những vật quốc bảo song khi rơi vào tay giặc, tứ đại khí cái bị cướp, cái bị phá đi không còn hình dáng ban đầu.
Bản chất của đời sống xã hội là luôn đổi thay và biến động không ngừng. Do đó, một người hiểu đạo, hành đạo không chỉ biết nhìn nhận về sự thật khổ đau mà còn biết tìm cách vượt thoát khổ đau.
Đang truy cập : 61
Hôm nay : 4876
Tháng hiện tại : 167667
Tổng lượt truy cập : 29106721