Tương quan văn hóa Việt Nam và văn hóa Phật giáo

Chủ nhật - 15/01/2012 16:41
Tương quan văn hóa Việt Nam và văn hóa Phật giáo

Tương quan văn hóa Việt Nam và văn hóa Phật giáo

Khi nói đến văn hóa, là nói đến giá trị về tư tưởng, ý thức hệ văn hóa và còn là giá trị nhân văn nhân đạo và tính sáng tạo kế thừa hết sức tinh túy, thanh khiết, cao đẹp; tựu chung, đó là giá trị thẫm mỹ và đạo đức hết sức trọng yếu. Bỡi lẽ, văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.

 

TƯƠNG QUAN VĂN HÓA VIỆT NAM & VĂN HÓA PHẬT GIÁO

VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA GHPGVN VỀ VĂN HÓA, XÃ HỘI

 

  1. A. Dẫn luận

Sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người còn được hiểu và được gọi là gieo trồng tinh thần; tức là quá trình lao động sáng tạo trong một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội. Đứng về phương diện lịch sử thì nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyền thống dựa trên quan điểm về tính ổn định của văn hóa.

Từ đó các giá trị chuẩn mực được nhấn mạnh, có nghĩa là các giá trị vật chất, tinh thần và giá trị về tính xã hội của bất kỳ nhóm người nào như các thiết chế, tập tục, phản ứng cư xử,…(Bởi) vì vậy, cho nên văn hóa nhấn mạnh vào quá trình thích nghi với môi trường, quá trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con người. Một cách tổng thể, điều đó có nghĩa là những thích nghi của con người với các điều kiện, nguyên lý sinh sống của họ chính là văn hóa, hay văn minh; tố chất duy trì những sự thích nghi này được bảo đảm bằng con đường kết hợp những phương pháp và kỷ thuật, thủ thuật, kỷ năng và truyền đạt bằng quá trình kế thừa.

Vậy ở phương diện cấu trúc và tổ chức cấu trúc của văn hóa thì đó chính là các phản ứng và quá trình phản ứng của xã hội, ngoài ra chúng còn có tính chất giữa sự kết hợp và tán thành của xã hội. Có nghĩa là từ một gốc tích, mốc tích xâu xa của xã hội là sự hiện diện, tức là sự tạo ra hay được cải biến bởi hoạt động tương tác và tác động đến lề lối ứng xử có ý thức hoặc là vô thức của xã hội. Khi đó, tính chất và bản chất của văn hóa Phật giáo xây dựng nên văn hóa chính là bản thân con người. Có nghĩa là, Phật giáo đề cập đến tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức (trí tuệ) và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Và vì thế, nên tự thân Phật giáo đề cập về văn hóa là nó còn chứa đựng cả hệ thống ngoài văn họcnghệ thuật. Như thế, bản chất sâu xa và tinh tế nhất còn là cả cách sống, phương thức chung sống, cho nên văn hóa được Phật giáo nhấn mạnh có sức thuyết phục thứ hai là hệ thống giá trị truyền thống và đức tin.

  1. B. Chánh luận

Trong bối cảnh này! bối cảnh của thời đại hội nhập và hoàn cảnh thực tại của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam – đất nước Việt Nam, thì Phật giáo và văn hóa Phật giáo tạo cho con người một hy vọng tích cực đó là tin vào bản thân, xã hội, có thể cứu được khổ đau, thoát khỏi tai nạn và có mệnh sống lâu dài.

Do vậy, tuy Phật giáo cũng như các tôn giáo khác có các phương diện về những quan niệm triết học, nhưng khi thông qua Kinh điển, nghi lễ, chùa chiền, các hình tượng thờ cúng, phương thức của chế độ tổ chức tạo thành một lối sống đa dạng, phong phú để lại những ảnh hưởng sâu sắc trong đạo đức, tư tưởng, văn học, kiến trúc - nghệ thuật Phật giáo tự bản thân là một hệ thống ổn định có nhiều thứ lớp, nhiều hình thức vật thể và phi vật thể. Tự bản thân nó tạo ra sắc thái văn hóa riêng biệt.

Vậy tại sao gọi văn hóa Phật giáo là giá trị tương quan về văn hóa Việt Nam và văn hóa Phật giáo Việt Nam? Vì văn hóa Việt Nam là hệ thống văn hóa đặc thù và rất đa dạng. Nó được khám phá, phát hiện đúc kết, sử dụng qua hàng ngàn năm lịch sử. Các phong tục[1] như tục nhuộm răng, ăn trầu, các lễ hội[2] như: lễ hội Chùa Hương, giỗ tổ Hùng Vương, hội Lim, hội xuống đồng của người Tày. Ở các dân tộc miền núi có ngày hội tình yêu, đến mỗi dịp xuân về những đôi trai gái tập trung lại họ chơi các trò chơi như ném Còn, hát Đối...là hệ thống di sản vật thể và phi vật thể vô giá của dân tộc. Có thể nói chung, văn hóa của Việt Nam là một pha trộn đặc biệt giữa nhiều văn hóa cổ xưa tích cực cùng với văn hóa bản xứ của người Việt.

Khi nói đến văn hóa, là nói đến giá trị về tư tưởng, ý thức hệ văn hóa và còn là giá trị nhân văn nhân đạo và tính sáng tạo kế thừa hết sức tinh túy, thanh khiết, cao đẹp; tựu chung, đó là giá trị thẫm mỹ và đạo đức hết sức trọng yếu. Bỡi lẽ, văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.

Xét (đứng) về phương diện văn hóa và ý thức hệ chủ đạo của một quốc gia thì văn hóa và xã hội hòa hợp với nhau và để duy trì sự ổn định cần có những giá trị trung tâm và những tiêu chuẩn văn hóa. Vậy ý thức hệ về giá trị trung tâm và những tiêu chuẩn văn hóa Việt Nam thì xét ở phương diện nào? Theo những đóng góp tất yếu của văn hóa đứng về phương diện biểu tượng văn hóa và chân lý văn hóa thì tính đa dạng văn hóa của Việt Nam là một thế mạnh để giải đáp câu hỏi trên. Bởi vì, khi văn hóa vật chất, là loại văn hóa hiện đang tồn tại ở Việt Nam trong quá khứ cho đến ngày nay là loại hình văn hóa  bao gồm tất cả những sáng tạo hữu hình của ông cha ta mà trong xã hội học gọi chung là biểu hiện văn hóa hay là biểu tượng văn hóa hay nói một cách khác là đồ được tạo tác. Cho nên, văn hóa vật chất hiện có phản ánh những giá trị văn hóa mà nền văn hóa Việt Nam coi là quan trọng, như Trống đồng Đông sơn[3], tranh dân gian Đông Hồ[4], hệ thống Cồng chiên Tây nguyên[5]…vì vậy, ở một mặt nào đó dù là vô hình hay hữu hình thì văn hóa vật chất và phi vật chất ở Việt Nam có liên quan chặt chẽ với nhau, vì chúng đã thể hiện được tính chất văn hóa lý tưởng và văn hóa thực tế vốn có của nhau.

Do vậy, khi tìm hiểu, đọc và học những giá trị văn hóa vốn có và lý tưởng khả dĩ về văn hóa của dân tộc thì chúng ta bắt gặp loại hình văn hóa Phật giáo đã có mặt cùng với văn hóa Việt Nam; và do vậy, văn hóa Phật giáo mang trong mình một sinh khí hay còn gọi là cái hồn văn hóa Phật giáo Việt Nam đã xuất hiện. Bởi vì, văn hóa Phật giáo Việt Nam đã thể hiện được tính chất về tiêu chuẩn văn hóa, tính chất về giá trị vật thể và phi vật thể đóng góp cho văn hóa dân tộc, như trung tâm văn hóa và dịch thuật Phật giáo Ly Lâu[6], trung tâm Phật giáo Kiến Sơ[7], về sau có trung tâm truyền bá, dịch thuật Phật giáo Hoa Lư và Đại La[8]…Vì sự liên hệ tương quan giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Phật giáo Việt Nam đã hình thành, tồn tại và được sử dụng trong quá trình khám phá, phát hiện đúc kết, và trên hết được sử dụng qua hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc. Khi hệ thống văn hóa và ý thức hệ chủ đạo có sự liên hệ với nhau thì đó cũng chính là sự liên hệ đến ý thức hệ của Phật giáo Việt Nam; đó là quá trình ý thức hệ chủ đạo là một tập hợp các niềm tin chân chính và thực tiễn văn hóa dù trực tiếp hay gián tiếp đã giúp duy trì các lợi ích hùng mạnh về kinh tế, xã hội và chính trị của dân tộc trong các thời kỳ lịch sử văn hóa dân tộc.

Mỗi một dân tộc đều có những hoàn cảnh lịch sử khác nhau và vì vậy trong nền văn hóa có các bộ phận chân lý khác nhau. Ngay với một dân tộc ở các thời điểm lịch sử khác nhau thì cũng có các chân lý khác nhau. Việc hình thành văn hóa Việt Nam và văn hóa Phật giáo Việt Nam và các dạng thức văn hóa Phật giáo là một quá trình lịch sử lâu dài cùng với lịch sử đất nước. Quá trình ấy có thể phân chia thành hai giai đoạn chính:

  1. Giai đoạn quốc gia phong kiến tự chủ với sự thiết lập quan hệ thân thuộc giữa nhà nước trung ương tập quyền với các cộng đồng dân tộc thiểu số ở vùng biên ở thể kỷ X – XIX;
  2. Giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đầu XX đến nay với việc hình thành và củng cố quốc gia - dân tộc với đường biên giới ổn định và thiết lập quyền lực nhà nước trung ương vững chắc tới mọi miền lãnh thổ. Ở quá trình lịch sử này và sự biểu hiện về tính chính xác, cụ thể về phương diện chân lý văn hóa thì văn hóa Phật giáo Việt Nam là sự phản ánh đúng đắn thế giới khách quan và phù hợp với hiện thực khách quan được thực tế kiểm nghiệm trong suốt chiều dài lịch sử văn hóa dân tộc.

Phật giáo vào Việt Nam đã tạo ra nền văn học, nghệ thuật Phật giáo Việt Nam. Vào thời Ngô, Đinh Lê và Lý Trần, gần 500 năm, lực lượng sáng tác văn học dân tộc chủ yếu là các nhà sư. Nổi bật như Pháp Thuận[9] (914- 990), Ngô Chân Lưu[10] (933 - 1044); Ngô Chân Lưu được phong là Khuông Việt Đại Sư[11] có bài từ nổi tiếng “Vương Lang Quy[12]. Nhà sư Mãn Giác[13] (1032 - 1096) có bài “Cáo Tật Thị Chúng[14] nói lên niềm lạc quan nhập thế của bộ phận Phật tử. Thiền Phái Trúc Lâm[15] thời Trần với các vị tổ sư Trần Nhân Tông[16], Pháp Loa, Huyền Quang[17] đã để lại nhiều văn thơ Hán Nôm, thành tựu của lịch sử văn học và lịch sử tư tưởng thời bấy giờ. Điển hình, đứng trên lãnh vực nền văn học bác học, văn hóa Phật giáo đã dung hóa vào văn hóa Việt Tộc vô cùng phong phú. Cụ thể như tác phẩm Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn Gia Thiều, Truyện Kiều của Nguyễn Du, cho đến Văn Học Lý Trần đã nói lên một cách hùng hồn sự đóng góp rất lớn của văn hóa Phật giáo cho nền văn hóa Việt.

Tư tưởng Phật học thấm nhuần vào cách suy tư và sinh hoạt của người Việt nên dấu vết Phật giáo trong văn hóa Việt khá đậm nét. Nhiều người Việt theo lệ ăn chay vào những ngày mồng một hay ngày rằm, những ngày mùa Vu Lan Báo Hiếu – ngày lễ hội Báo Hiếu Cha Mẹ

Trong văn học thì truyện Nôm bình dân kể lại truyện Bà Chúa Ba tức truyện Quan Âm chùa Hương. Nghệ thuật trình diễn có vở chèo Quan Âm Thị Kính, Truyện Kiều của Tố Như - Nguyễn Du cũng hàm chứa nhiều tư tưởng triết lý Phật giáo.

Văn chương truyền khẩu thì số tục ngữ ca dao liên quan đến Phật giáo rất đa dạng, phong phú. Nội dung khuyên người làm phúc tích thiện và tình thương nhân ái trong đời sống thì có:

Dù xây chín đợt phù đồ  

Không bằng làm phúc cứu cho một người

Nhận xét nhân thế thì có:

Hiền như Bụt  

Oan Thị Kính;

Đi với Bụt mặc áo cà-sa  

Đi với ma mặc áo giấy;

Miệng thì Nam  

Bụng bồ dao găm.”

Phật giáo thời Đinh, Tiền Lê kế thừa, hội tụ và phát triển trong dòng chảy lịch sử dân tộc và Phật giáo Việt Nam hơn 2000 năm qua.

Đến thời Lý Nam Đế, đánh đuổi Tiêu Tư quân nhà Lương về nước, giành độc lập dân tộc, đất nước đặt quốc hiệu Vạn Xuân[18], đóng đô ở Long Biên[19] năm 544, Ngài liền xây chùa Khai Quốc[20] (tục gọi chùa Mở Nước) bắt đầu thời kỳ dựng nước, phát triển đất nước và Phật giáo.

Trong thời Lê - Nguyễn, văn học Phật giáo vẫn tiếp tục duy trì, đồng thời lại hòa nhập vào làng xã tạo thành thành tố quan trọng trong văn học dân gian Viêt Nam. Chuyện Tấm Cám là Phật thoại lưu truyền rộng khắp, chuyện bà Ỷ Lan – một hiện thân của cô Tấm lan rộng khắp Kinh Bắc. Ở Hải Dương, chuyện Quan Âm Thị Kính là đỉnh cao của Văn học Phật giáo dân gian. Chính dân gian Việt Nam có ảnh hưởng của Phật giáo đã chuyển hóa giới tính của Đức Phật Bồ Tát Quan Thế Âm từ nam tính Ấn Độ sang nữ tính tạo ra truyện Quan Âm Thị Kính, tượng trưng cho tấm lòng vị tha, cứu nhân độ thế. Phật giáo đã được dân gian tiếp nhận tạo thành Phật giáo dân gian và nhờ dân gian mà Phật giáo có sức sống trường tồn mạnh mẽ. Đồng thời văn học nghệ thuật dân gian có thêm Phật giáo lại phong phú hơn, tương bổ tương thành.

Mặt khác, đóng góp của Phật giáo còn cả ở các công trình kiến trúc và điêu khắc. Nó tạo thành một khuynh hướng thẩm mỹ độc đáo. Trong lịch sử kiến trúc và điêu khắc Việt Nam không thể không nhắc đến các ngôi chùa như Phật Tích, Giạm, Bút Tháp, Thiên Mụ, Từ Đàm, Vĩnh Nghiêm, Tịnh xá Ngọc Viên Phật giáo Khất sĩ… những công trình kiến trúc quy mô lớn này có kỹ thuật tinh xảo, độc đáo của cách sử dụng và phối hợp giữa kết cấu kiến trúc và trang trí kiến trúc, cân đối hài hòa. Những tác phẩm như tượng nghìn tay, nghìn mắt (chùa Bút Tháp), các pho tượng La Hán - Bồ Tát (chùa Tây phương)… là những công trình nghệ thuật tiêu biểu cho sức sáng tạo của người xưa, là đỉnh cao của giá trị thẩm mỹ. Trong chùa còn có câu đối, hoành phi và bia đá tăng thêm dáng vẻ trang trọng, cổ kính khuynh hướng thẩm mỹ của kiến trúc Phật giáo là tĩnh lặng, huyền hư.

Cái đẹp của ngôi chùa là hòa hợp con người vào thiên nhiên, giữa con người và tổng thể có núi, có sông, cây cỏ… là sự khoan thai êm dịu. Có một nền văn học Phật giáo và rõ ràng cũng có một nền nghệ thuật Phật giáo.

Sự gắn kết và tạo thành nhịp điệu nội kết giữa tính chất văn hóa Phật giáo và văn hóa Việt Nam trước nhất đó là hệ tư tưởng Tam giáo mà đặc thù là tư tưởng Phật giáo chính là nhân tố chính tạo nên đường nét của nền văn hóa. Hệ tư tưởng Từ bi, nhân bản – nhân văn nhân đạo và hòa hợp phát triển, nó chi phối và tác động tới các thành tố, diện mạo và sắc thái văn hóa. Hệ tư tưởng là yếu tố phi tộc người, nó gần với thể chế chính trị - xã hội, là công cụ chính để cơ cấu xã hội ấy có thể thâu tóm và chi phối mọi cộng đồng cư dân sinh sống trên lãnh thổ của quốc gia. Hệ tư tưởng dễ lan toả và có khả năng gắn kết các văn hóa địa phương và tộc người lại với nhau.

C. Kết luận

Trong lịch sử Việt Nam, ảnh hưởng của Phật giáo đã thành một yếu tố quan trọng được nung kết lại trong đạo đức, văn học - nghệ thuật, trong kiến trúc điêu khắc và trong ẩm thực. Đó chính là kết quả lựa chọn khác nhau của quá trình lịch sử.

Trên góc độ xã hội học, những tiêu chuẩn văn hóa quan trọng được đề cập trên gọi là chuẩn mực đạo đức và những tiêu chuẩn văn hóa phụ họa được gọi là các tập tục truyền thống đều có giá trị và tiêu chuẩn nhất định trong quá trình bảo lưu phát triển văn hóa dân tộc. Do tầm quan trọng của nó nên các chuẩn mực đạo đức thường được luật pháp hỗ trợ để định hướng hành vi của các cá nhân, xã hội và định hướng tích cực, lâu dài, bền vững cho văn hóa. Đó là mục đích thực tế cần phải hoàn thành cho văn hóa. Vì khi nâng cấp những giá trị văn hóa giữa Phật giáo và văn hóa Việt thì điều kiện cần và đủ vốn đang có mặt trong quá trình bảo lưu văn hóa hiện nay, đó chính là khả năng hợp tác, tích hợp những hành động khác nhau của con người vào trong một hệ thống, kích thích đến sự xây dựng phương án cho các hành động chung cho văn hóa và văn minh của đất nước. Có nghĩa là sự đóng góp và có mặt một cách tất yếu của văn hóa Phật giáo là tính khoa học xã hội coi giá trị như những quan niệm về cái đáng mong muốn ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn. Trong cách nhìn rộng rãi hơn, thì bất cứ cái gì tốt, xấu đều là giá trị hay giá trị là điều quan tâm của chủ thể. Giá trị là cái mà ta cho là đáng có, mà ta thích, ta cho là quan trọng để hướng dẫn cho hành động của ta.

Tóm lại, khi chúng ta nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyền thống dựa trên quan điểm về tính ổn định của văn hóa thì văn hóa chính là bản thân con người. Ở đặc điểm này, thì văn hóa Phật giáo trước hết coi trọng sự tu dưỡng nhân cách. Những quan niệm về thiện - ác, về từ bi cũng thuộc phạm trù đạo đức Phật giáo. Thế nào là thiện, thế nào là ác, đó quả là vấn đề vô cùng phức tạp. Nhưng xét về khía cạnh nào đó, thì ở mỗi thời đại, dân tộc, nền văn hóa đều có quan niệm thiện, ác khác nhau. Tuy nhiên, Phật giáo thể hiện và hướng dẫn con người, xã hội cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn theo truyền thống đạo đức có nghĩa là trở về chính với bản tâm, bản thể nhân cách con người một cách sâu sắc nhất. Do vậy, tính chất trọng yếu cuối cùng có mặt xuyên suốt trong chuỗi văn hóa của Phật giáo đề cập tới đó chính là những quan niệm từ bi là để giải quyết quan hệ giữa người với người, giữa người với xã hội và thiên nhiên trên nguyên tắc có lợi cho người khác. Điều này, trong lĩnh vực triết học và các nhà triết học gọi là chủ nghĩa vị tha. Vì tính nhân đạo, khoan dung, bất bạo động và tự do lương tâm là những nguyên tắc quan trọng cho sự cộng sinh của đất nước, của nhân loại đã được thể hiện rõ trong văn hóa Phật giáo Việt Nam.

Chú thích:

(1) Theo Từ Điển Bách Khoa Việt Nam, định nghĩa: “Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục không mang tính cố định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ, nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày. Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững và tương đối thống nhất.

Phong tục có thể ở một dân tộc, địa phương, tầng lớp xã hội hay thậm chỉ một dòng họ, gia tộc. Phong tục là một bộ phận của văn hóa và có thể chia thành nhiều loại. Hệ thống phong tục liên quan đến vòng đời của con người, như phong tục về sinh đẻ, trưởng thành, cưới xin, mừng thọ và lên lão... Hệ thống phong tục liên quan đến hoạt động của con người theo chu kỳ thời tiết trong năm, hệ thống phong tục liên quan đến chu kỳ lao động của con người...

(2) Gọi là “Lễ” vì đó là lễ nghĩa, lễ nghi và là lễ pháp trong các phương pháp thực hành nghi lễ và lễ hội trong các buổi lễ và hội. Bỡi lẽ, văn hóa và lễ hội đã tương quan tương tức thành hệ thống văn hóa, tức là di sản đặc thù của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền và mỗi dân tộc. Do vậy, khi nghiên cứu các vấn đề về “Lễ” và “Hội” là tìm hiểu về những giá trị tích cực nhất và nhân văn nhân bản nhất. Lễ hội là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. “Lễ” là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. “Hội” là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống. Do vậy, Lễ hội là hoạt động tập thể và thường có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo và các vấn đề về nghệ thuật cộng đồng. Con người xưa kia rất tin vào trời đất, thần linh. Các lễ hội cổ truyền phản ảnh hiện tượng đó. Tôn giáo rất có ảnh hưởng tới lễ hội. Tôn giáo thông qua lễ hội đê phô trương thanh thế, lễ hội nhờ có tôn giáo để thần linh hóa những thứ trần tục. Nhưng trải qua thời gian, trong nhiều lễ hội, tính tôn giáo dần giảm bớt và chỉ còn mang nặng tính văn hóa nghệ thuật. Trong khi đó, đất nước Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử. Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam có một nền văn hóa mang bản sắc dân tộc truyền thống riêng. Chính những nét đó làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc đa dạng phong phú của dân tộc Việt Nam.

(3) Theo cứ liệu của Viện Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam, Trống đồng Đông Sơn là tên một loại trống tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn của người Việt cổ. Tức là, nhiều chiếc trống loại này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước mà người ta vẫn cho là chìm trong đám mây mù của truyền thuyết Việt Nam. Hiện nay, Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã lưu giữ một số lớn trống đồng Đông Sơn. Cho đến nay, theo các số liệu đã công bố, đây là bộ sưu tập văn hóa nghệ thuật vào loại lớn nhất thế giới.

(4) Tên gọi: Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là Tranh Khắc Gỗ Dân Gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới. Làng tranh Đông Hồ xưa là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cách Hà Nội chừng trên 35 km. Làng Đông Hồ (đôi khi dân địa phương chỉ gọi là làng Hồ) nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bến đò Hồ, nay là cầu Hồ.

(5) Tên gọi đầy đủ là Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên. Hệ thống Cồng Chiên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005. Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu này. Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk NôngLâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau: Ê đê, Ba Na, Mạ, Lặc... Loại hình Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước...), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên,...), v.v.

(6) Thông tin từ Lý Hoặc Luận, từ Lục Độ Tập Kinh; từ Cựu Tạp Thí Dụ Kinh, cho biết: Cùng với thời kỳ Sỹ Nhiếp vào cai trị Giao Châu, sự giao lưu truyền bá phật giáo từ Ấn Độ sang Trung Hoa bắt đầu phát triển, Luy Lâu nằm tại vị trí trên con đường đi, nên đạo Phật cũng được truyền bá đến người Việt, mà dấu tích còn sót lại đến ngày nay là chùa Dâu tại đây. Có thể xem Luy Lâu từng là một trung tâm Phật giáo lớn và sớm nhất ở Việt Nam. Luy Lâu hay Liên Lâu là vùng đất trung tâm chính trị, hành chánh hàng đầu của Giao Chỉ (Chiao Chih) dưới thời Hậu Hán (25-220). Chính nơi đây đã hình thành một trung tâm Phật giáo vào thời điểm đầu Công nguyên. Luy Lâu ngày nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.

(7) Năm 820, thiền sư Vô Ngôn Thông từ Trung Quốc sang được sư Cảm Thành khi đó trụ trì tại chùa tôn làm thầy, từ đó mở ra dòng thiền Vô Ngôn Thông. Trung tâm này là một ngôi chùa tên: Chùa Kiến Sơ là một ngôi chùa cổ, tọa lạc tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Chùa là Tổ đình của Thiền phái Vô Ngôn Thông. Chùa được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia ngày 21/2/1975.

(8) i. Hoa Lư (chữ Hán: 華 閭) là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam. Kinh đô này tồn tại 42 năm (968 - 1010), gắn với sự nghiệp của ba triều đại liên tiếp là nhà Đinh, nhà Tiền Lênhà Lý với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, đánh quân Tống dẹp quân Chiêm và phát tích quá trình định đô tại Hà Nội. Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội), Hoa Lư trở thành Cố đô. Các triều vua Lý, Trần, Lê, Nguyễn sau đó dù không đóng đô ở Hoa Lư nữa nhưng vẫn cho tu bổ và xây dựng thêm ở đây nhiều công trình kiến trúc như đền, lăng, đình, chùa, phủ…Theo Dư Địa Chí Ninh Bình, không gian văn hóa Hoa Lư tứ trấn là khái niệm chỉ vùng văn hóa kinh đô Hoa Lư được giới hạn bởi trong tầm ảnh hưởng của 4 ngôi đền thiêng thờ các vị thần, thánh trấn giữ 4 hướng chính vào kinh thành xưa; nay là cố đô. Dân gian có câu:

“Đại Hữu sinh Vương

Điềm Dương sinh Thánh”

Trong hai câu ca trên thì vương ở đây chỉ vua Đinh Tiên Hoàng, Thánh chỉ Nguyễn Minh Không. Hai ông được sinh ra ở hai làng liền kề nhau thuộc huyện Gia Viễn. Đền Thánh Nguyễn là một công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị lớn. Xung quanh đền còn khá nhiều nơi thờ thiền sư Minh Không như: Đền thờ Nguyễn Minh Không ở chùa Bái Đính là nơi ông đã phát hiện ra các động và biến chúng thành chùa khi đến đây tìm cây thuốc chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông. Tại chùa Địch Lộng ở huyện Gia Viễn, nơi được mệnh danh là “Nam thiện đệ tam động”, tức động đẹp thứ 3 của trời Nam cũng có đền thờ và tượng của ông. Khu di tích động Hoa Lư thì phối thờ tượng ông cùng với tượng vua Đinh Tiên Hoàng trong ngôi đền cổ. Lý Quốc Sư còn được thờ ở đình Ngô Đồng, xã Gia Phú, Gia Viễn và đền thờ Tô Hiến Thành ở bên sông Hoàng Long, chùa Nhất Trụ và động Am Tiên ở cố đô Hoa Lư. Tại đền Thượng xã Khánh Phú và đền Tam Thánh ở xã Khánh An, Yên Khánh ông được suy tôn là Đức Thánh.

Hệ thống chùa cổ ở Hoa Lư vẫn tồn tại hầu như nguyên vẹn về số lượng cho tới ngày nay. Sau khi đã là kinh đô, từ đó, Hoa Lư dần trở thành trung tâm Phật giáo. Vào thế kỷ 10, tại đây đã có khá nhiều chùa tháp như chùa Bà Ngô, chùa Cổ Am, chùa Duyên Ninh, chùa Am Tiên, chùa Tháp, chùa Bàn Long, chùa động Thiên Tôn, chùa Hoa Sơn (nhà Đinh); chùa Kim Ngân, chùa Nhất Trụ (nhà Tiền Lê). Theo chính sử, Vua Đinh Tiên Hoàng là người đầu tiên đặt chức tăng thống phật giáo trong lịch sử mà quốc sư đầu tiên của Việt Nam là Khuông Việt. Điều độc đáo ở đây là có khá nhiều chùa được xây dựng trong các hang núi đá vôi, dựa vào núi đá hoặc tận dụng hẳn núi đá làm chùa mà tiêu biểu là các động chùa: Hoa Sơn, Thiên Tôn, Am Tiên, Cổ Am, Bái Đính, Liên Hoa…

Chùa Nhất Trụ được Vua Lê Đại Hành xây dựng để mở mang phật giáo. Hiện còn cột kinh Phật trước chùa vẫn giữ nguyên vẹn từ nghìn năm trước, được coi là thạch kinh cổ nhất Việt Nam. Chùa Bái Đính nằm ở vùng đất hội tụ đầy đủ yếu tố nhân kiệt theo quan niệm dân gian Việt Nam, đó là đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần. Chùa Bái Đính được các báo giới tôn vinh là khu chùa lớn nhất Đông Nam Á.

ii. Đại La, còn có các tên gọi khác là Đại La thành, Thành Đại La, La Thành là tên gọi trước đây của Hà Nội trong hai thế kỷ 8thế kỷ 9.

Đại La ban đầu do Trương Bá Nghi cho đắp từ năm Đại Lịch thứ 2 đời Đường Đại Tông (767), năm Trinh Nguyên thứ 7 đời Đường Đức Tông (791), Triệu Xương đắp thêm. Đến năm Nguyên Hòa thứ 3 đời Đường Hiến Tông (808), Trương Chu lại sửa đắp lại, năm Trường Khánh thứ 4 đời Đường Mục Tông (824), Lý Nguyên Gia dời phủ trị tới bên sông Tô Lịch, đắp một cái thành nhỏ, gọi là La Thành, sau đó Cao Biền cho đắp lại to lớn hơn.

Theo sử cũ thì La Thành do Cao Biền cho đắp có chu vi 1.982,5 trượng (≈6,6 km); thành cao 2,6 trượng (≈8,67 m), chân thành rộng 2,5 trượng (≈8,33 m), tường bốn mặt cao 5,5 thước (≈1,83 m), với 55 lầu vọng địch, 6 nơi úng môn, 3 hào nước, 34 đường đi. Ông còn cho đắp đê vòng quanh ngoài thành dài 2.125,8 trượng (≈7,09 km), đê cao 1,5 trượng (≈5,00 m), chân đê rộng 2 trượng (≈6,66 m) và làm hơn 400.000 gian nhà. Theo truyền thuyết, do thành xây đi xây lại vẫn bị sụt ở vùng sông Tô Lịch, Cao Biền đã cho trấn yểm tại đây để làm cho đất vững và chặn dòng long mạch của vùng đất này. Các di chỉ tìm được trong lòng sông tháng 9 năm 2001 được một số nhà nghiên cứu cho là di tích của bùa yểm.

 

(9) HT. Thích Thanh Từ, Thiền Sư Việt Nam, Thành hội Phật giáo TP. HCM ấn hành, 1995.

Thiền Sư Pháp Thuận (chữ Hán: 法 順 禪 師 Pháp Thuận Thiền Sư, 914-990) tên thật là Đỗ Pháp Thuận (杜 法 順), là thiền sư đời thứ 10, dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư trụ trì ở Chùa Cổ Sơn, làng Thừ, quận Ải. Pháp Sư họ Ðỗ, học rộng, thơ hay, có tài giúp vua, hiểu rõ việc nước. Nhỏ đã xuất gia, thờ Thiền sư Phù Trì chùa Long Thọ làm thầy. Sau khi đắc ngộ Phật pháp, Sư nói ra lời nào cũng phù hợp với sấm ngữ.

(10) Thiền Uyển Tập Anh, ghi nguyên văn là Ngô Thuận Đế. Trong sách in chú thích Thuận Đế chính là Tiền Ngô Vương Quyền. Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam thì sư Khuông Việt vốn tên là Xương Tỷ, con Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập.

(11) Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, ghi về Đại sư Khuông Việt; năm 971 được vua Đinh Tiên Hoàng ban hiệu là Khuông Việt đại sư, năm 40 tuổi được phong chức Tăng Thống (đứng đầu Phật giáo cả nước). Quốc sư Khuông Việt là vị Tăng Thống đầu tiên của Phật giáo Việt Nam đồng thời là nhà văn hóa, chính trị, quân sự và ngoại giao dưới hai triều Đinh, Lê

(12) Đây là một loại từ khúc lưu hành khá phổ biến thời vua Lê Đại Hành, có thể dùng như lời của một bản nhạc để hát với việc sử dụng các nhạc khí để tấu kèm theo. Khúc từ này có tên là Ngọc Lang Quy, mà truyền bản nhà Nguyễn viết thành Vương Lang Quy. Là một tác phẩm văn học đầu tiên hiện còn của lịch sử ngoại giao Việt Nam, nếu không kể đến các văn thư ngoại giao với Trung Quốc. Đồng thời, nó cũng là bài Nguyễn Lang Quy không những xưa nhất của văn học Việt Nam, mà còn của văn học thế giới, bởi vì những bài từ loại này hiện còn chép trong các sách Trung Quốc như Tống Lục Thập Danh Gia Từ, Tuyệt Diệu Hảo Từ Thiêm, Từ Tổn v.v. đều là của những tác giả về sau như Âu Dương Tu (1007-1072), Tô Thức (1037-1101), v.v…

(13) Mãn Giác (滿 覺), 1052-1096, là một Thiền sư Việt Nam thuộc đời thứ 8 của dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Sư nối pháp Thiền sư Quảng Trí và truyền tâm ấn lại cho đệ tử là Bản Tịnh. Đại sư Mãn Giác tên tục là Nguyễn Trường (theo là Lý Trường 李 長), thân phụ là Hoài Tố làm chức Trung thơ Viên ngoại lang. Thiếu thời, Lý Nhân Tông thường mời con em các danh gia vào hầu hai bên, Nguyễn Tường nhờ nghe nhiều, nhớ kỹ học thông cả Nho, Thích nên được dự tuyển. Sau những lúc việc quan, Nguyễn Tường thường chú tâm vào Thiền học. Đến khi vua lên ngôi, vì rất mến chuộng nên vua Lý Nhân Tông ban cho Nguyễn Trường hiệu Hoài Tín.

(14) Tác phẩm văn học – văn học Phật giáo thời Lý – Trần, vào năm 1096, cuối tháng 11, Sư Mãn Giác xắp viên tịch gọi chúng tăng đọc bài kệ, sau này được biết dưới tên Cáo Tật Thị Chúng.

(15) Gọi là Trúc Lâm Yên Tử (竹 林 安 子) là một dòng thiền Việt Nam đời nhà Trần, do Trần Nhân Tông sáng lập. Trúc Lâm cũng là hiệu của Trần Nhân Tông, đồng thời cũng là hiệu của Thiền sư Đạo Viên, một vị tiền bối trong dòng thiền của Trần Nhân Tông, Tổ thứ hai của dòng thiền Yên Tử. Thiền phái Trúc Lâm có ba Thiền sư kiệt xuất là Nhân Tông (Trúc Lâm Đầu Đà), Pháp LoaHuyền Quang. Thiền phái này được xem là tiếp nối của dòng Yên Tử, dòng Yên Tử lại là sự hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam của thế kỷ thứ 12; đó là dòng thiền Thảo Đường, Vô Ngôn ThôngTỳ Ni Đa Lưu Chi.

(16) Người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm, là một vị vua nhà Trần, được xem là dạng Phật giáo chính thức của Đại Việt. Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 12581308), tên thật là Trần Khâm (陳昑) là vị vua thứ ba của nhà Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước Trần Anh Tông) trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi 15 năm (12781293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Ông là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu đà Hoàng giác Điếu ngự. Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư: Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm. Ông là con trai trưởng của vua Trần Thánh Tông với Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu Trần Thị Thiều, sinh ngày 11 tháng 11 âm lịch năm Mậu Ngọ, niên hiệu Thiệu Long năm thứ 1 (1258).

Theo Đại Nam Thiền Uyển Truyền Đăng Lục (大 南 禪 苑 傳 燈 錄), được Thiền sư Phúc Điền (福 田) đính bản ghi chép phả hệ dòng thiền Trúc Lâm Trần Nhân Tông được chép là vị trí đầu tiên (sơ tổ Trúc Lâm).

(17) HT. Thích Thanh Từ, Thiền Sư Việt Nam, Thành hội Phật giáo TP. HCM ấn hành, 1995,.

Pháp Loa (法 螺), 1284-1330 là một Thiền sư Việt Nam thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Sư là môn đệ của Trần Nhân Tông, là Tổ thứ hai của dòng thiền này. Sư tên tục là Đồng Kiên Cương (同堅剛), sinh ngày 7 tháng Năm năm Giáp Thân (tức 23 tháng 5 năm 1284), quê ở hương Cửu La, huyện Chí Linh, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang (nay thuộc xã Ái Quốc, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương). Theo tài số liệu điều tra công trình Tổng tập văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Văn Miếu Bắc Ninh, Văn Bia 1, Viện Nghiên cứu Hán Nôm: Huyền Quang (玄光), 1254-1334, tên thật là Lý Đạo Tái (李 道 載), người hương Vạn Tải, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang. Nay là làng Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Học giỏi, đỗ cả thi hương, thi hội. Ông đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ (trạng nguyên) khoa thi năm 1272, có một số sử sách ghi là năm 1274. Được bổ làm việc trong Viện Nội Hàn của triều đình, tiếp sư Bắc triều. Là một Thiền sư Việt Nam, tổ thứ ba dòng Trúc Lâm Yên Tử.

(18) Vạn Xuân (萬春) là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi thoát khỏi chính quyền trung ương Trung Hoa, dưới thời nhà Tiền LýTriệu Việt Vương. Tháng 2 năm 544, sau khi đánh bại quân nhà Lương (Trung Quốc), Lý Bí xưng là Hoàng đế và đặt tên nước là Vạn Xuân. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602.

[1] Long Biên là một quận thuộc Hà Nội, nằm dọc phía bờ bắc của sông Hồng, Đông giáp Sông Đuống; Tây giáp Sông Hồng , Nam giáp huyện Gia Lâm; Bắc giáp Sông Đuống. Quận được thành lập theo Nghị định của Chính phủ số 132/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2003.

(19) Tây Hồ Chí, phần về Cổ tích, ghi: Chùa Khai Quốc ở tại bờ sông Nhị hà, phía bắc của hồ (Tây), nay là bến Yên phụ mé ngoài đê. Nguyên vì Nam Ðế nhà Tiền Lý nhân nền cũ của chùa An trì của triều Hồng Bàng, mà dựng lên, nên có tên Khai quốc. Sau danh tăng triều Ngô là Nguyễn Vân Phong người Từ Liêm tu bổ lại. Trong khoảng hai triều Ðinh và Lê, Quốc sư Ngô Chân Lưu Khuông Việt thường trú trì tại đó. Nhà Lý trùng tu lại. Đến triều Lê Thái Tông thế kỷ 15, chùa được đổi tên là An Quốc.

 


[1] Theo Từ Điển Bách Khoa Việt Nam, định nghĩa: “Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục không mang tính cố định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ, nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày. Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững và tương đối thống nhất.

Phong tục có thể ở một dân tộc, địa phương, tầng lớp xã hội hay thậm chỉ một dòng họ, gia tộc. Phong tục là một bộ phận của văn hóa và có thể chia thành nhiều loại. Hệ thống phong tục liên quan đến vòng đời của con người, như phong tục về sinh đẻ, trưởng thành, cưới xin, mừng thọ và lên lão... Hệ thống phong tục liên quan đến hoạt động của con người theo chu kỳ thời tiết trong năm, hệ thống phong tục liên quan đến chu kỳ lao động của con người...

[2] Gọi là “Lễ” vì đó là lễ nghĩa, lễ nghi và là lễ pháp trong các phương pháp thực hành nghi lễ và lễ hội trong các buổi lễ và hội. Bỡi lẽ, văn hóa và lễ hội đã tương quan tương tức thành hệ thống văn hóa, tức là di sản đặc thù của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền và mỗi dân tộc. Do vậy, khi nghiên cứu các vấn đề về “Lễ” và “Hội” là tìm hiểu về những giá trị tích cực nhất và nhân văn nhân bản nhất. Lễ hội là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. “Lễ” là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. “Hội” là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống. Do vậy, Lễ hội là hoạt động tập thể và thường có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo và các vấn đề về nghệ thuật cộng đồng. Con người xưa kia rất tin vào trời đất, thần linh. Các lễ hội cổ truyền phản ảnh hiện tượng đó. Tôn giáo rất có ảnh hưởng tới lễ hội. Tôn giáo thông qua lễ hội đê phô trương thanh thế, lễ hội nhờ có tôn giáo để thần linh hóa những thứ trần tục. Nhưng trải qua thời gian, trong nhiều lễ hội, tính tôn giáo dần giảm bớt và chỉ còn mang nặng tính văn hóa nghệ thuật. Trong khi đó, đất nước Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử. Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam có một nền văn hóa mang bản sắc dân tộc truyền thống riêng. Chính những nét đó làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc đa dạng phong phú của dân tộc Việt Nam.

[3] Theo cứ liệu của Viện Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam, Trống đồng Đông Sơn là tên một loại trống tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn của người Việt cổ. Tức là, nhiều chiếc trống loại này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước mà người ta vẫn cho là chìm trong đám mây mù của truyền thuyết Việt Nam. Hiện nay, Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã lưu giữ một số lớn trống đồng Đông Sơn. Cho đến nay, theo các số liệu đã công bố, đây là bộ sưu tập văn hóa nghệ thuật vào loại lớn nhất thế giới.

[4] Tên gọi: Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là Tranh Khắc Gỗ Dân Gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới. Làng tranh Đông Hồ xưa là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cách Hà Nội chừng trên 35 km. Làng Đông Hồ (đôi khi dân địa phương chỉ gọi là làng Hồ) nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bến đò Hồ, nay là cầu Hồ.

[5] Tên gọi đầy đủ là Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên. Hệ thống Cồng Chiên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005. Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu này. Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk NôngLâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau: Ê đê, Ba Na, Mạ, Lặc... Loại hình Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước...), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên,...), v.v.

[6] Thông tin từ Lý Hoặc Luận, từ Lục Độ Tập Kinh; từ Cựu Tạp Thí Dụ Kinh, cho biết: Cùng với thời kỳ Sỹ Nhiếp vào cai trị Giao Châu, sự giao lưu truyền bá phật giáo từ Ấn Độ sang Trung Hoa bắt đầu phát triển, Luy Lâu nằm tại vị trí trên con đường đi, nên đạo Phật cũng được truyền bá đến người Việt, mà dấu tích còn sót lại đến ngày nay là chùa Dâu tại đây. Có thể xem Luy Lâu từng là một trung tâm Phật giáo lớn và sớm nhất ở Việt Nam. Luy Lâu hay Liên Lâu là vùng đất trung tâm chính trị, hành chánh hàng đầu của Giao Chỉ (Chiao Chih) dưới thời Hậu Hán (25-220). Chính nơi đây đã hình thành một trung tâm Phật giáo vào thời điểm đầu Công nguyên. Luy Lâu ngày nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.

[7] Năm 820, thiền sư Vô Ngôn Thông từ Trung Quốc sang được sư Cảm Thành khi đó trụ trì tại chùa tôn làm thầy, từ đó mở ra dòng thiền Vô Ngôn Thông. Trung tâm này là một ngôi chùa tên: Chùa Kiến Sơ là một ngôi chùa cổ, tọa lạc tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Chùa là Tổ đình của Thiền phái Vô Ngôn Thông. Chùa được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia ngày 21/2/1975.

[8] i. Hoa Lư (chữ Hán: 華 閭) là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam. Kinh đô này tồn tại 42 năm (968 - 1010), gắn với sự nghiệp của ba triều đại liên tiếp là nhà Đinh, nhà Tiền Lênhà Lý với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, đánh quân Tống dẹp quân Chiêm và phát tích quá trình định đô tại Hà Nội. Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội), Hoa Lư trở thành Cố đô. Các triều vua Lý, Trần, Lê, Nguyễn sau đó dù không đóng đô ở Hoa Lư nữa nhưng vẫn cho tu bổ và xây dựng thêm ở đây nhiều công trình kiến trúc như đền, lăng, đình, chùa, phủ…Theo Dư Địa Chí Ninh Bình, không gian văn hóa Hoa Lư tứ trấn là khái niệm chỉ vùng văn hóa kinh đô Hoa Lư được giới hạn bởi trong tầm ảnh hưởng của 4 ngôi đền thiêng thờ các vị thần, thánh trấn giữ 4 hướng chính vào kinh thành xưa; nay là cố đô. Dân gian có câu:

“Đại Hữu sinh Vương

Điềm Dương sinh Thánh”

Trong hai câu ca trên thì vương ở đây chỉ vua Đinh Tiên Hoàng, Thánh chỉ Nguyễn Minh Không. Hai ông được sinh ra ở hai làng liền kề nhau thuộc huyện Gia Viễn. Đền Thánh Nguyễn là một công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị lớn. Xung quanh đền còn khá nhiều nơi thờ thiền sư Minh Không như: Đền thờ Nguyễn Minh Không ở chùa Bái Đính là nơi ông đã phát hiện ra các động và biến chúng thành chùa khi đến đây tìm cây thuốc chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông. Tại chùa Địch Lộng ở huyện Gia Viễn, nơi được mệnh danh là “Nam thiện đệ tam động”, tức động đẹp thứ 3 của trời Nam cũng có đền thờ và tượng của ông. Khu di tích động Hoa Lư thì phối thờ tượng ông cùng với tượng vua Đinh Tiên Hoàng trong ngôi đền cổ. Lý Quốc Sư còn được thờ ở đình Ngô Đồng, xã Gia Phú, Gia Viễn và đền thờ Tô Hiến Thành ở bên sông Hoàng Long, chùa Nhất Trụ và động Am Tiên ở cố đô Hoa Lư. Tại đền Thượng xã Khánh Phú và đền Tam Thánh ở xã Khánh An, Yên Khánh ông được suy tôn là Đức Thánh.

Hệ thống chùa cổ ở Hoa Lư vẫn tồn tại hầu như nguyên vẹn về số lượng cho tới ngày nay. Sau khi đã là kinh đô, từ đó, Hoa Lư dần trở thành trung tâm Phật giáo. Vào thế kỷ 10, tại đây đã có khá nhiều chùa tháp như chùa Bà Ngô, chùa Cổ Am, chùa Duyên Ninh, chùa Am Tiên, chùa Tháp, chùa Bàn Long, chùa động Thiên Tôn, chùa Hoa Sơn (nhà Đinh); chùa Kim Ngân, chùa Nhất Trụ (nhà Tiền Lê). Theo chính sử, Vua Đinh Tiên Hoàng là người đầu tiên đặt chức tăng thống phật giáo trong lịch sử mà quốc sư đầu tiên của Việt Nam là Khuông Việt. Điều độc đáo ở đây là có khá nhiều chùa được xây dựng trong các hang núi đá vôi, dựa vào núi đá hoặc tận dụng hẳn núi đá làm chùa mà tiêu biểu là các động chùa: Hoa Sơn, Thiên Tôn, Am Tiên, Cổ Am, Bái Đính, Liên Hoa…

Chùa Nhất Trụ được Vua Lê Đại Hành xây dựng để mở mang phật giáo. Hiện còn cột kinh Phật trước chùa vẫn giữ nguyên vẹn từ nghìn năm trước, được coi là thạch kinh cổ nhất Việt Nam. Chùa Bái Đính nằm ở vùng đất hội tụ đầy đủ yếu tố nhân kiệt theo quan niệm dân gian Việt Nam, đó là đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần. Chùa Bái Đính được các báo giới tôn vinh là khu chùa lớn nhất Đông Nam Á.

ii. Đại La, còn có các tên gọi khác là Đại La thành, Thành Đại La, La Thành là tên gọi trước đây của Hà Nội trong hai thế kỷ 8thế kỷ 9.

Đại La ban đầu do Trương Bá Nghi cho đắp từ năm Đại Lịch thứ 2 đời Đường Đại Tông (767), năm Trinh Nguyên thứ 7 đời Đường Đức Tông (791), Triệu Xương đắp thêm. Đến năm Nguyên Hòa thứ 3 đời Đường Hiến Tông (808), Trương Chu lại sửa đắp lại, năm Trường Khánh thứ 4 đời Đường Mục Tông (824), Lý Nguyên Gia dời phủ trị tới bên sông Tô Lịch, đắp một cái thành nhỏ, gọi là La Thành, sau đó Cao Biền cho đắp lại to lớn hơn.

Theo sử cũ thì La Thành do Cao Biền cho đắp có chu vi 1.982,5 trượng (≈6,6 km); thành cao 2,6 trượng (≈8,67 m), chân thành rộng 2,5 trượng (≈8,33 m), tường bốn mặt cao 5,5 thước (≈1,83 m), với 55 lầu vọng địch, 6 nơi úng môn, 3 hào nước, 34 đường đi. Ông còn cho đắp đê vòng quanh ngoài thành dài 2.125,8 trượng (≈7,09 km), đê cao 1,5 trượng (≈5,00 m), chân đê rộng 2 trượng (≈6,66 m) và làm hơn 400.000 gian nhà. Theo truyền thuyết, do thành xây đi xây lại vẫn bị sụt ở vùng sông Tô Lịch, Cao Biền đã cho trấn yểm tại đây để làm cho đất vững và chặn dòng long mạch của vùng đất này. Các di chỉ tìm được trong lòng sông tháng 9 năm 2001 được một số nhà nghiên cứu cho là di tích của bùa yểm.

 

[9] HT. Thích Thanh Từ, Thiền Sư Việt Nam, Thành hội Phật giáo TP. HCM ấn hành, 1995.

Thiền Sư Pháp Thuận (chữ Hán: 法 順 禪 師 Pháp Thuận Thiền Sư, 914-990) tên thật là Đỗ Pháp Thuận (杜 法 順), là thiền sư đời thứ 10, dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư trụ trì ở Chùa Cổ Sơn, làng Thừ, quận Ải. Pháp Sư họ Ðỗ, học rộng, thơ hay, có tài giúp vua, hiểu rõ việc nước. Nhỏ đã xuất gia, thờ Thiền sư Phù Trì chùa Long Thọ làm thầy. Sau khi đắc ngộ Phật pháp, Sư nói ra lời nào cũng phù hợp với sấm ngữ.

[10] Thiền Uyển Tập Anh, ghi nguyên văn là Ngô Thuận Đế. Trong sách in chú thích Thuận Đế chính là Tiền Ngô Vương Quyền. Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam thì sư Khuông Việt vốn tên là Xương Tỷ, con Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập.

[11] Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, ghi về Đại sư Khuông Việt; năm 971 được vua Đinh Tiên Hoàng ban hiệu là Khuông Việt đại sư, năm 40 tuổi được phong chức Tăng Thống (đứng đầu Phật giáo cả nước). Quốc sư Khuông Việt là vị Tăng Thống đầu tiên của Phật giáo Việt Nam đồng thời là nhà văn hóa, chính trị, quân sự và ngoại giao dưới hai triều Đinh, Lê

[12]Đây là một loại từ khúc lưu hành khá phổ biến thời vua Lê Đại Hành, có thể dùng như lời của một bản nhạc để hát với việc sử dụng các nhạc khí để tấu kèm theo. Khúc từ này có tên là Ngọc Lang Quy, mà truyền bản nhà Nguyễn viết thành Vương Lang Quy. Là một tác phẩm văn học đầu tiên hiện còn của lịch sử ngoại giao Việt Nam, nếu không kể đến các văn thư ngoại giao với Trung Quốc. Đồng thời, nó cũng là bài Nguyễn Lang Quy không những xưa nhất của văn học Việt Nam, mà còn của văn học thế giới, bởi vì những bài từ loại này hiện còn chép trong các sách Trung Quốc như Tống Lục Thập Danh Gia Từ, Tuyệt Diệu Hảo Từ Thiêm, Từ Tổn v.v. đều là của những tác giả về sau như Âu Dương Tu (1007-1072), Tô Thức (1037-1101), v.v…

[13] Mãn Giác (滿 覺), 1052-1096, là một Thiền sư Việt Nam thuộc đời thứ 8 của dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Sư nối pháp Thiền sư Quảng Trí và truyền tâm ấn lại cho đệ tử là Bản Tịnh. Đại sư Mãn Giác tên tục là Nguyễn Trường (theo là Lý Trường 李 長), thân phụ là Hoài Tố làm chức Trung thơ Viên ngoại lang. Thiếu thời, Lý Nhân Tông thường mời con em các danh gia vào hầu hai bên, Nguyễn Tường nhờ nghe nhiều, nhớ kỹ học thông cả Nho, Thích nên được dự tuyển. Sau những lúc việc quan, Nguyễn Tường thường chú tâm vào Thiền học. Đến khi vua lên ngôi, vì rất mến chuộng nên vua Lý Nhân Tông ban cho Nguyễn Trường hiệu Hoài Tín.

[14] Tác phẩm văn học – văn học Phật giáo thời Lý – Trần, vào năm 1096, cuối tháng 11, Sư Mãn Giác xắp viên tịch gọi chúng tăng đọc bài kệ, sau này được biết dưới tên Cáo Tật Thị Chúng.

[15] Gọi là Trúc Lâm Yên Tử (竹 林 安 子) là một dòng thiền Việt Nam đời nhà Trần, do Trần Nhân Tông sáng lập. Trúc Lâm cũng là hiệu của Trần Nhân Tông, đồng thời cũng là hiệu của Thiền sư Đạo Viên, một vị tiền bối trong dòng thiền của Trần Nhân Tông, Tổ thứ hai của dòng thiền Yên Tử. Thiền phái Trúc Lâm có ba Thiền sư kiệt xuất là Nhân Tông (Trúc Lâm Đầu Đà), Pháp LoaHuyền Quang. Thiền phái này được xem là tiếp nối của dòng Yên Tử, dòng Yên Tử lại là sự hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam của thế kỷ thứ 12; đó là dòng thiền Thảo Đường, Vô Ngôn ThôngTỳ Ni Đa Lưu Chi.

[16] Người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm, là một vị vua nhà Trần, được xem là dạng Phật giáo chính thức của Đại Việt. Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 12581308), tên thật là Trần Khâm (陳昑) là vị vua thứ ba của nhà Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước Trần Anh Tông) trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi 15 năm (12781293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Ông là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu đà Hoàng giác Điếu ngự. Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư: Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm. Ông là con trai trưởng của vua Trần Thánh Tông với Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu Trần Thị Thiều, sinh ngày 11 tháng 11 âm lịch năm Mậu Ngọ, niên hiệu Thiệu Long năm thứ 1 (1258).

Theo Đại Nam Thiền Uyển Truyền Đăng Lục (大 南 禪 苑 傳 燈 錄), được Thiền sư Phúc Điền (福 田) đính bản ghi chép phả hệ dòng thiền Trúc Lâm Trần Nhân Tông được chép là vị trí đầu tiên (sơ tổ Trúc Lâm).

[17] HT. Thích Thanh Từ, Thiền Sư Việt Nam, Thành hội Phật giáo TP. HCM ấn hành, 1995,.

Pháp Loa (法 螺), 1284-1330 là một Thiền sư Việt Nam thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Sư là môn đệ của Trần Nhân Tông, là Tổ thứ hai của dòng thiền này. Sư tên tục là Đồng Kiên Cương (同堅剛), sinh ngày 7 tháng Năm năm Giáp Thân (tức 23 tháng 5 năm 1284), quê ở hương Cửu La, huyện Chí Linh, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang (nay thuộc xã Ái Quốc, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương). Theo tài số liệu điều tra công trình Tổng tập văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Văn Miếu Bắc Ninh, Văn Bia 1, Viện Nghiên cứu Hán Nôm: Huyền Quang (玄光), 1254-1334, tên thật là Lý Đạo Tái (李 道 載), người hương Vạn Tải, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang. Nay là làng Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Học giỏi, đỗ cả thi hương, thi hội. Ông đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ (trạng nguyên) khoa thi năm 1272, có một số sử sách ghi là năm 1274. Được bổ làm việc trong Viện Nội Hàn của triều đình, tiếp sư Bắc triều. Là một Thiền sư Việt Nam, tổ thứ ba dòng Trúc Lâm Yên Tử.

[18] Vạn Xuân (萬春) là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi thoát khỏi chính quyền trung ương Trung Hoa, dưới thời nhà Tiền LýTriệu Việt Vương. Tháng 2 năm 544, sau khi đánh bại quân nhà Lương (Trung Quốc), Lý Bí xưng là Hoàng đế và đặt tên nước là Vạn Xuân. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602.

[19] Long Biên là một quận thuộc Hà Nội, nằm dọc phía bờ bắc của sông Hồng, Đông giáp Sông Đuống; Tây giáp Sông Hồng , Nam giáp huyện Gia Lâm; Bắc giáp Sông Đuống. Quận được thành lập theo Nghị định của Chính phủ số 132/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2003.

[20] Tây Hồ Chí, phần về Cổ tích, ghi: Chùa Khai Quốc ở tại bờ sông Nhị hà, phía bắc của hồ (Tây), nay là bến Yên phụ mé ngoài đê. Nguyên vì Nam Ðế nhà Tiền Lý nhân nền cũ của chùa An trì của triều Hồng Bàng, mà dựng lên, nên có tên Khai quốc. Sau danh tăng triều Ngô là Nguyễn Vân Phong người Từ Liêm tu bổ lại. Trong khoảng hai triều Ðinh và Lê, Quốc sư Ngô Chân Lưu Khuông Việt thường trú trì tại đó. Nhà Lý trùng tu lại. Đến triều Lê Thái Tông thế kỷ 15, chùa được đổi tên là An Quốc. 

 

Giác Chinh – Trần Đức Liêm

Khoa Triết Học, Học Viện PGVN tại TP. HCM

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: văn hóa, giá trị
Ly Minh Khoi - 09/05/2012 09:24
bai viet cua tac gia rat hay, xuc tich va chua dung nhieu y nghia...cam on da mang lai su hieu biet va nhan thuc tot dep ve Phat giao Viet Nam.
Tran Minh Lien - 12/02/2012 11:56
rat tot, rat hay rat gia tri...
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới Thiệu:

    Chùa Sắc Tứ Khải Đoan là ngôi chùa đầu tiên của tổ chức Phật Giáo có mặt tại Đaklak, được xây dựng vào năm 1951. chùa tọa lạc trên khu đất rộng 7 mẫu 8 sào 28m2, do Đoan Huy Hòang Thái Hậu Hòang Thị Cúc hiến cúng cho Tổng Hội Phật Giáo trung phần.

Thông báo

Số Lượng truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 47


Hôm nayHôm nay : 4003

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 399195

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 31284380


Thiết kế website