Công nghệ thông tin trong sự truyền bá Phật pháp

Thứ năm - 02/02/2012 19:09
Trong lịch sử truyền bá các tôn giáo trên thế giới, chúng ta có thể chia làm hai nhóm chính:

+ Nhóm dùng phương tiện bạo lực, chiến tranh tôn giáo, sức mạnh quyền uy, sức mạnh kinh tế, tiền bạc v.v… (phương tiện cứng). Các tôn giáo xuất phát từ Trung Đông thường sử dụng phương tiên này. Nhiều tôn giáo có lực lương vũ trang riêng phục vụ cho việc truyền đạo.

Thực tế, phương tiện này đã mang lại hiệu quả cho việc truyền đạo. Phật giáo bị đẩy ra khỏi tiểu lục địa Ấn Độ cũng vì một tôn giáo khác đã dùng phương tiện này. Ngày nay phương tiện này có hạn chế hơn, nhưng cũng còn một số ít tôn giáo sử dụng và xác định đây là phương tiện chính của tôn giáo họ.

Phật giáo không hề chủ trương sử dụng phương tiện này và chưa bao giờ dùng phương tiện này để truyền đạo.

+ Nhóm dùng tư tưởng, văn hóa, học thuật, nghệ thuật… là phương tiện truyền thông để truyền đạo (phương tiện mềm). Trong hơn 2.500 năm qua Phật giáo đã dùng phương tiện này để truyền bá Phật pháp. Vì thế đôi khi Phật giáo bị thiệt thòi nhưng chưa bao giờ có chiến tranh tôn giáo. Phật giáo là “Đạo Hòa Bình”.

Phật giáo đã không hề và không bao giờ sử dụng đến bạo lực, quyền uy, sức mạnh quân sự, sức mạnh kinh tế… để truyền đạo. Như vậy chúng ta chỉ có “phương tiện mềm”. Đây là phương tiện duy nhất và là phương tiện sở trường của chúng ta. Nếu không ý thức về điều này, chúng ta sẽ không còn phương tiện nào cả để truyền đạo. Một tôn giáo chỉ thực sự tồn tại khi nó còn được truyền đạo và truyền thông là công cụ sống còn của Phật giáo. Ưu thế về sự thâm sâu của tư tưởng, về giá trị quan điểm nhân sinh của Phật giáo chỉ phát huy tác dụng khi nó được truyền bá đến với tất cả mọi người, nghĩa là khi triệt để khai thác “phương tiện mềm”.

“Phương tiện mềm”, đó là hoạt động xuất bản, báo chí, diễn giảng… như trước đây chúng ta đã làm và là phát thanh truyền hình, internet, website … những phương tiện chỉ mới phổ biến trong vài chục năm nay. Không kịp thời nắm lấy những công cụ hiện đại và đắc dụng thuộc “phương tiện mềm” này, chúng ta có thể sẽ gặp khó khăn trong việc truyền bá Phật giáo Việt Nam.

I. MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN, TRUYỀN BÁ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG NHỮNG THẾ KỶ TRƯỚC CHO ĐẾN NGÀY NAY

1) Kinh Sách - Báo Chí Phát Thanh – Truyền Hình :

Đây là phương tiện thông dụng, phổ biến được thực hiện từ bấy lâu nay. Ngày nay số lượng các Kinh sách Phật giáo được phát hành khá nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho Phật tử nghiên cứu, học hỏi, tu tập. Các phòng phát hành kinh sách được mở ra khá nhiều và độc giả đến tim mua tương đối đông đúc. Phương tiện này bao giờ cũng cần thiết, không bị lỗi thời về mặt không gian và thời gian. Tuy nhiên, về việc mở phòng thư viện của các tỉnh nói chung và Ninh Thuận nói riêng đang còn hạn chế, chưa phát huy hết tác dụng của nó. Về báo chí Phật giáo cả nước  chỉ có: Tuần San và Nguyệt San Giác Ngộ của Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh, Tạp Chí Văn hóa Phật giáo của Ban Văn hóa Phật giáo Trung ương, Tạp Chí Nghiên Cứu Phật học  Phật giáo  của khu vực phái Bắc, tạp chí Phật giáo Nguyên Thủy… Một số tỉnh có phát hành Nội san nhưng chưa phong phú  hoặc chỉ có tính cách nội bộ. Còn phát thanh, truyền hình và một số thông tin đại chúng khác như xe loa phát thanh, xe cổ động, áp phích, banner, post card, tem bưu chính… thì hầu như rất hiếm. Chỉ những năm gần đây, khi có lễ lược lớn, đài tuyền hình mới có một số tin tức, phóng sự ngắn. Phật giáo chưa có một đài truyền hình riêng hay ít nhất là một chương trình Phật giáo thường xuyên trên đài truyền hình Việt Nam. Nên chăng Giáo hội nên kiến nghị vấn đề này với nhà nước?

Việc khai thác các phương tiện truyền thông đại chúng quảng bá lễ hội Phật giáo từ trước đến nay ít được Phật giáo chúng ta chú trọng. Có thể vì một số ý kiến quan niệm Phật giáo chỉ có “lễ” (dành cho tu sĩ, tín đồ), không có “hội” (dành cho rông rãi mọi người, kể cả người ngoại đạo) mà cụ thể trong Phật giáo chỉ thấy dũng từ “lễ”, thí dụ Đại lễ Phật Đản, Đại lễ Vu Lan, lễ Thành Đạo, rất hiếm khi có từ “lễ hội”. Thực ra, các cuộc lễ lớn của Phật giáo trong thực tế đều là lễ hội, tức là hướng tới tất cả mọi người, dành cho tất cả mọi người, do đó cần hết sức coi trọng việc quảng bá. Phần “lễ” thuộc về lễ nghi tôn giáo còn các hoạt động khác như văn nghệ, xe hoa, thả bong bóng, phóng sanh… thì thuộc về phần “hội”. Mà đã là “hội” trong Phật giáo thì có thể xem là một hình thức bố thí pháp, tạo điều kiện cho tất cả mọi người rộng rãi tiếp xúc với đạo pháp, tạo duyên cho mọi người đến với Phật giáo. Việc quảng bá lễ hội Phật giáo trên các phương tiện thông tin đại chúng là hoạt động “gieo duyên”  để mọi người đến với Phật pháp. Như vậy việc quảng bá lễ hội Phật giáo trên các phương tiện thông tin đại chúng là điều hết sức cần thiết cho việc hoằng pháp, lợi sanh. Tất cả các lễ hội Phât giáo, từ những lễ hội mang tính chất toàn cầu như lễ Phật Đản, lễ  hội mang tính chất toàn quốc như lễ Vu Lan, đến các lễ hội giới hạn trong phạm vi mỗi tu viện, tự viện như lễ an vị tượng Phật, lễ lạc thành, húy kỵ các vị Tổ sư… đều có thể sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để quảng bá. Tùy theo quy mô và tính chất lễ hội để có các phương thức quảng bá thích hợp.

2) Ghi âm – ghi hình:

Đây là phương tiện được coi là có hiệu quả, tác động nhiều đến quần chúng. Trong những thập niên gần đây, phương tiện này được sử dụng khá phổ biến. Các bài thuyết pháp của các vị giảng sư được thu hình vào dĩa VCD và được phổ biến rất nhiều, hầu như các chùa lớn đều có phát hành, nội dung các bài thuyết pháp rất phong phú . Các vị  Pháp Sư như HT. Thích Trí Quảng, HT. Thích Thiện Trí v.v… và các vị giảng sư trẻ như TT. Thích Phước Tiến, TT. Thích Thiện Thuận , TT. Thích Hạnh Bảo, TT. Thích Phổ Hòa, TT. Thích Thông Phổ… đã thuyết giảng rất thuyết phục khán thính giả, rất vui, rất hấp dẫn, gần gũi với đời sống của Phật tử. Nhờ thế giáo lý Đạo Phật mới được truyền bá rộng rãi đến quần chúng, giúp cho Phật tử hiểu và sống đúng với Chánh pháp, bớt mê tín dị đoan. Tuy nhiên, việc phổ biến các bài diễn văn, đạo từ, thông điệp…. bằng phương tiện này chưa được chú trọng. Với những tiến bộ của khoa học công nghệ truyền thông hiện nay thì việc phổ biến các bài diễn văn, đạo từ, thông điệp… bằng các phương thức  như video online, audio online, dĩa DVD, VCD, CD … là hết sức dễ dàng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí (2.000 đ/1dĩa VCD)

Chẳng hạn một vị Hòa thượng trú trì thay vì gởi thiệp chúc tết, thiệp Phật Đản, Vu Lan đến môn đồ Tăng Ni, Phật tử thì có thể thu hình đạo từ của mình trên dĩa VCD và gởi tặng thay cho thiệp chúc. Mà việc in một thiệp chúc trên giấy hiện nay có thể phức tạp và đắt tiền hơn so với việc in một dĩa VCD. Hơn nữa nội dung chứa đựng trên dĩa VCD phong phú và sinh động hơn rất nhiều so với thiệp in trên giấy. Thử tưởng tượng, những ngày xuân , Phật tử chúng ta mở dĩa hình đạo từ chúc tết của quý Chư Tôn đức tại nhà thì không khí đạo vị trong gia đình chắc chắn sẽ tăng lên rất nhiều, chừng như rước được quý Thầy về nhà mừng Xuân cùng chúng ta. Như thế, Phật giáo sẽ có thêm một phương thức truyền thông trong hoạt động Phật sự. Thực ra, cách này cũng đã được một số Hòa thượng sử dụng như Hòa thượng Thích Thanh Từ chúc tết qua băng cassette, lời chúc tết của Thiền sư Nhất Hạnh in trên dĩa CD… nhưng chưa được phổ biến vì cũng có những hạn chế về phương pháp tiện này.

II. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Trong lĩnh vực khoa học kỷ thuật, sự phát triển công nghệ thông tin trong những thập niên gần đây tiến rất nhanh. Từ phát thanh sóng ngắn (short wave-SW, có thể phát với cự ly hàng chục ngàn km), sau đó truyền hình vệ tinh (phát toàn thế giới) và ngày nay phương tiện truyền thông trên Internet khá phổ biến và tiện lợi, thu hẹp khoảng cách giữa những con người trên thế giới. Các chương trình truyền hình, các trang web có thể giúp cho những người cách xa nửa vòng trái đất chứng kiến gần như tức thì những sự kiện xảy ra ở nửa bán cầu bên kia. Hoặc có những buổi họp mà các thành viên ngồi ở nhiều Châu lục khác nhau bằng trực tuyến... Sự truyền bá Phật giáo trên Internet là rất cần thiết và tiện lợi:

1/- Tài liệu, thông tin khá đầy đủ và chính xác: Máy vi tính chứa được rất nhiều tài liệu, nên đối với người truyền bá PGVN thì nó rất cần để tra cứ tài liệu. Nếu máy vi tính không đủ thì ta có thể tra cứ trên mạng internet. Như vậy máy vi tính, mạng internet sẽ giúp cho việc tìm, chuyển tải những thông tin rất cần thiết đến với mọi người.

2/- Nhanh chóng và tiện lợi: Nhờ công nghệ thông tin mà mọi người trên thế giới có thể đến gần với nhau hơn trong tích tắc qua các cuộc gọi điện thoại quốc tế, qua mạng internet, qua email, qua nhắn tin, qua website.Vận dụng phương tiện công nghệ thông tin, ta có thể giới thiệu tin tức Phật sự, những bài giảng giáo lý, những nghi lễ tâm linh… đến với mọi người khắp nơi trên hành tinh này vừa nhanh vừa tiện lợi, chính xác và đầy đủ. Trong khi đó, nếu dùng báo chí để chuyển tải những lãnh vực như trên thì phải mất thời gian, rất là bất lợi. Muốn tìm hiểu, tra cứu một vấn đề gì, trước đây ta phải đến thư viện tìm kiếm, lục lọi rất mất thời gian, ngày nay ta chỉ cần ngồi vào máy tính bấm nút là ít giây sau ta có ngay điều ta cần tìm.

3/- Đáp ứng mọi đối tượng có nhu cầu: Trong quá khứ, những người cầu Đạo sẽ đến Chùa Chiền để hỏi Phật Pháp, có khi họ phải lặn lội đến rừng sâu để tìm thầy hỏi Đạo. Bây giờ người cầu đạo giải thoát có thể ngồi ở nhà, trên máy điện toán, để tìm kiếm những tài liệu cần thiết từ trong mạng lướt toàn cầu của Phật giáo trong khoảnh khắc. Hoặc có thể gởi những câu hỏi Phật Pháp bằng điện thư hay đăng tải trên diễn đàn để có được câu trả lời từ “những nhà giảng Đạo máy tính”. Như vậy người hoằng Pháp không phải lặn lội đến những nơi xa xôi để truyền bá Phật giáo. Cho nên, người Phật tử chúng ta cần nhìn công nghệ thông tin bằng con mắt hoan hỷ. Công nghệ thông tin là lợi thế của Phật giáo ngày nay. Chú ý đến đặc điểm này, chắc chắn sẽ giúp ích cho hoạt động hoằng pháp đạt được hiệu quả cao.

Thế mạnh của công nghệ thông tin trong công cuộc truyền bá PGVN là rất to lớn nên NS Như Nguyệt đã phát biều trong Hội thảo kỷ niệm 25 năm thành lập GHPGVN :“ Ngày nay trước một xã hội, thời đại công nghệ thông tin phát triển vượt bực, để nắm bắt kịp thời thông tin đại chúng trong thời hiện đại và công nghiệp hóa đất nước, các chùa nên cho phép các Tăng Ni có năng khiếu về tin học… được học môn đó. Nếu được thế thì các Giáo hội địa phương thêm nguồn nhân lực dồi dào cũng như cá nhân Tăng Ni có thêm điều kiện học tập, cập nhật hóa những tin tức Phật sự trong nước và quốc tế. Qua đó sẽ thêm thắng duyên trau dồi kiến thức Phật học và xã hội qua hệ thống công nghệ thông tin hiện đại”.

Nhưng khi áp dụng công nghệ thông tin để truyền bá PGVN, chúng ta phải đề phòng, nó như con dao hai lưỡi. Chúng ta phải nhận thức mối nguy hiểm tiềm ẩn do sự quyến rủ của kỹ thuật. Cái lợi và cái hại luôn ngấp nghé bên nhau, người sử dụng phương tiện này phải biết áp dụng chánh Pháp của đức Phật vào đời sống  công nghệ để giảm thiểu những tiêu cực do chúng đem lại. Sẽ có nhiều quan ngại khi để cho Tăng Ni, nhất là Tăng Ni trẻ, tự do sử dụng công nghệ thông tin. Tăng Ni trẻ có thể bị ô nhiễm thế pháp, bị hư hỏng hay bị biến chất khi không có chánh niệm trong khi sử dụng phương tiện thông tin hiện đại này.

Tuy nhiên, về phần cộng đồng đại chúng, thì đối với thế giới, Việt Nam  là  một nước nhược tiểu, dân chúng chưa biết hay không đủ điều kiện để biết công nghệ thông tin, nên sẽ không hoàn toàn thành công khi chỉ sử dụng một phương tiện này để truyền bá Phật giáo. Cho nên người hoằng Pháp vẫn phải đến tận địa phương để truyền bá Phật giáo, vì suy cho cùng thì học Phật trên điện toán cũng không thể  hoàn toàn loại bỏ phương pháp giảng dạy bằng “mặt đối mặt” như giữa thầy và trò được. Chủ trương hoằng Pháp tận vùng sâu vùng xa của Phật giáo Việt Nam luôn là tiêu chí cần thực hiện.

Như vậy, ngoài phương tiện  truyền bá Phật giáo bằng công nghệ thông tin là siêu đẳng rồi, thì phương tiện truyền thông như in ấn, xuất bản báo chí, phát thanh, truyền hình… là những phương tiện vẫn luôn hữu hiệu trong việc truyền bá Phật giáo, chẳng những ở những thế kỷ  trước mà ngay cả ở thế kỷ 21 và các thế kỷ tiếp theo, các phương tiện này vẫn mãi mãi rất đắc dụng vậy./.

 

Ni trưởng Thích Nữ Mỹ Đức

Ban Văn hóa  THPG Ninh Thuận

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới Thiệu:

    Chùa Sắc Tứ Khải Đoan là ngôi chùa đầu tiên của tổ chức Phật Giáo có mặt tại Đaklak, được xây dựng vào năm 1951. chùa tọa lạc trên khu đất rộng 7 mẫu 8 sào 28m2, do Đoan Huy Hòang Thái Hậu Hòang Thị Cúc hiến cúng cho Tổng Hội Phật Giáo trung phần.

Thông báo

Số Lượng truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 113


Hôm nayHôm nay : 14307

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 14307

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22717209


Ảnh đẹp