Phát Huy Gía Trị Nhân Văn Của Phật Giáo Trong Điều Kiện Kinh Tế Thị Trường

Thứ ba - 21/06/2011 18:41
Phát Huy Gía Trị Nhân Văn Của Phật Giáo Trong Điều Kiện Kinh Tế Thị Trường

Phát Huy Gía Trị Nhân Văn Của Phật Giáo Trong Điều Kiện Kinh Tế Thị Trường

TS. Đặng Thị Lan - Trường Đại Học Khoa học Xã hội & Nhân văn Đại học Quốc Gia Hà Nội

 

MỞ ĐẦU


Ra đời tại quê hương Ấn Độ, trên hai ngàn năm qua, Phật giáo đã lan toả rộng rãi trên thế giới, hấp dẫn nhân loại bằng tư tưởng triết học sâu sắc và tính nhân văn trong hệ thống giáo lý của mình. Tại Việt Nam, Phật gaió đã được du nhập vào rất sớm và trở thành một thành tố tạo nên bản sắc văn hoá Việt Nam. Từ trong lịch sử, những giá trị nhân văn của Phật giáo mang tính phổ quát như bình đẳng, từ bi, trân trọng con người, giải thoát con người khỏi đau khổ, hướng con người đến tự do, giải thoát… đã thẩm thấu vào trong đời sống xã hội và ảnh hưởng sâu sắc đếnd 9ời sống văn hoá tinh thần của con người Việt Nam. Nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng, Phật giáo đã sát cánh cùng dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.


Cuộc sống của xã hội Viết Nam hiện đại hôm nay đang mở ra nhiều vận hội, song cùng với nó là rất nhiều thách thức. Quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đang khiến cho đời sống tinh thần và đạo đức xã hội có nhiều chao đảo. Những bất cập của kinh tế thị trường đã dẫn đến sự phân tầng xã hội với những khoảng cách lớn và một bộ phận dân cư xa rời những giá trị truyền thống của dân tộc. Nhìn vào thực trạng xã hội Việt Nam hiện nay, người ta thấy xuất hiện rất nhiều vấn đề đáng suy gẫm: sự xuống cấp về đạo đức xã hội, tệ nạn xã hội gia tăng, nạn làm hàng giả xuất hiện tràn lan bất chấp sức khoẻ và tính mạng của người khác, sự vô cảm với nỗi bất hạnh của con người….
Mặt khác, ngày nay con người có cuộc sống vật chất đầy đủ, tiện nghi hơn nhờ khoa học và công nghệ hiện đại, song dường như con người ngày càng bị “sa mạc hoá” trong tâm hồn, quan hệ giữa con người với con người ngày càng lỏng lẻo. Con người trở nên ích kỷ hơn, lạnh lùng hơn. Trong bối cảnh như vậy, phát huy những giá trị nhân văn của Phật giáo có vai trò hết sức quan trọng nhằm giảm bớt những mặt trái của kinh tế thị trường, xây dựng một nền đạo đức lành mạnh trong xã hội, hướng con người đến một cuộc sống an lạc và hạnh phúc ngay trong thực tại.


1. Tinh thần từ bi, hỷ xả của Phật giáo với việc tham gia khắc phục mặt trái của kinh tế thị trường


Từ bi là phạm trù thuộc Tứ Vô Lượng Tâm của Phật giáo. Tứ Vô Lượng Tâm bao gồm bố tâm vô lượng là Từ (Maitri), Bi (Karuna), Hỷ (Mudita), Xả (Upeksha). Tứ Vô Lượng Tâm được dùng để đối trị với tham, sân, si hay là bảy ô nhiễm (tham dục, sân hận, mê muội, tà kiến, nghi ngờ, kiêu mạn, keo kiệt). Hiểu một cách khái quát, từ bi là tình thương bao la, không giới hạn đối với muôn loài. Từ là hiền hoà, ban cho sự vui (hiến tặng niềm vui cho tha nhân); bi là thương xót, cứu giúp cho hết khổ, làm vơi đi nỗi khổ đang có mặt. Hỷ là vui vẻ với mình kể cả thất bại và nghịch cảnh, vui vẻ với thành công của người khác như thànhc ôngc ủa chính mình. Xả là đem hết sức mình để cứu người, giúp người mà không mông báo đáp, là tinh thần hy sinh vì tha nhân. Theo logic chung, tâm Từ và Bi là tiền đề cho tâm Hỷ và tâm Xả. Sự rung động, lòng trắc ẩn cao thượng hướng về nỗi đau của người khác sẽ định hương cho con người trong lý trí và hành động, sẵn sàng quên mình vì mọi người….
Xây dựng về Tứ Vô Lượng Tâm, Phật giáo muốn nhấn mạnh vào cái Tâm con người – đó là cái đạo đức, lòng người, trí tuệ. Cái tâm theo nghĩa này cũng là đặc trưng không chỉ của Phật giáo mà còn là đặc trưng của người phương Đông nói chung. Cái tâm của con người nằm trong mối quan hệ biện chứng với xã hội, ảnh hưởng đến mình và xã hội. Các hệ thống đạo đức khác cũng có tư tưởng này, nhưng nét đặc trưng của Phật giáo, người ta hay nói đến Từ, Bi, Hỷ, Xả, Vô ngã, Vị tha. Tứ Vô Lượng Tâm vừa là cái thiện hoàn chỉnh, vừa là tinh thần khoan dung rộng lớn của Phật giáo.
Cội nguồn của tinh thần từ bi trong Phật giáo là triết lý Phật tính bình đẳng nơi chúng sinh. Đức Thích Ca đã từng nói “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ. Không có đẳng cấp trong nước mắt cùng mặn”. Cách đây hơn hai ngàn năm, tư tưởng đó thật sự tiến bộ, mới mẻ, đáp ứng được khát vọng của người dân Ấn Độ đang phải sống trong chế độ phân biệt đẳng cấp nghiệt ngã. Điều này làm chúng ta liên tưởng đến Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ ngày 4/7/1776 khi Tuyên ngôn đó nói rằng: mọi người sinh ra đều có quyền được sống, được tự do, được mưu cầu hành phúc. Trong Truyên ngôn độc lập của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, Hồ Chí Minh đã tiếp thu những tư tưởng nhân văn từ bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, khẳng định lại những quyền tự nhiên, căn bản của con người. “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền được tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc”. Một sự liên tưởng như vậy để thấy rằng, những tư tưởng nhân văn Đức Phật Thích Ca mặc dù ra đời từ cổ đại, song trong đời sống xã hội hiện đại ngày nay, tư tưởng đó vẫn còn nguyên giá trị.


Việt Nam bước vào cơ chế thị trường đã được trên hai mươi năm, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đã có sự thay đổi toàn diện và cơ bản. Tuy nhiên, mặt trái của kinh tế thị trường khiến cho khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. Đời sống của nhiều người lao động, đặc biết là nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều khó khăn. Nạn thất nghiệp, thiếu việc làm còn khá phổ biến. Bên cạnh một lớp người giàu lên nhanh chóng do có vốn, có năng lực, do nắm bắt được cơ hội và cả những người làm giàu bất chính, thì những cảnh khổ trong xã hội vẫn còn nhiều. Họ thuộc nhóm những người yếu thế không thể không cần sự cứu giúp. Đó là những trẻ em, người già không nơi nương tựa, những người không may mắc phải hoạn nạn, bệnh tật…. Với phương châm cứu khổ, cứu nạn, Phật giáo thực sự đã dang rộng vòng tay, góp phần với xã hội làm vơi đi nỗi khổ của con người. Các chùa, các phật tử đều tham gia tích cực vào công tác từ thiện xã hội bằng những việc làm cụ thể, thiết thực: nuôi dưỡng người già cô đơn, không nơi nương tựa, trẻ em mổ côi, cứu giúp đồng bào bị thiên tai, hoạn nạn, các nạn nhân chất độc màu da cam, khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo…. Có những tín đồ phật tử sẵn sàng vào làm việc tại các trại phong, tận tình giúp đỡ những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Những việc làm đó đã có tác dụng lan toả vào trong cộng đồng, thức tỉnh mọi người hãy quên mình, hạn chế bớt nhu cầu vật chất của mình để nghĩ đến đồng loại. Từ trong truyền thống, tinh thần từ bi, cứu khổ của Phật giáo đã hào vào tinh thần tương thân tương ái của người Việt Nam và thực sự trở thành nguồn sức mạnh của dân tộc.
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, Phật gíao thực sự đã chung tay với xã hội, với các cấp chính quyền trong việc góp phần xoá đói giảm nghèo, kiến tạo công bằng xã hội. Những việc làm thiết thực, cụ thể giàu lòng nhân ái của Phật giáo góp phần khắc phục một phần sự tha háo, bù đắp cho con người trên phương diện hiện thực. Nhà Phật dạy bố thí (tài thí, pháp thí, vô uý thí), không chỉ đơn thuần là giúp đỡ về mặt vật chất mà cao hơn là sự cảm thông chia sẻ, yêu thương con người. Theo quan niệm của đạo Phật, mỗi chúng ta sinh ra trong cõi đời là đã bị xiết cứng bởi vành đai khắc nghiệt Tham – Sân – Si. Sự tham lam tiền của, vật chất là ngọn lửa thiêu đốt tâm can con người không bao giờ tắt. Do đó, bố thí giúp cho con người bỏ dần tính vị kỉ, dạy con người bớt xén hưởng thụ, sống tiết kiệm không hoang phí, có lòng thương cảm với người khác.
Trên tinh tầhn giải thoát với tâm từ bi, hỷ xả, Phật giáo Việt Nam hiện nay đã thực sự gắn bó với đời, cụ thể hoá những triết lý của Phật giáo vào trong đời sống. Ý nghĩa của sự giải thoát đã bớt phần cao siêu mà gắn liền với hiện thực, cứu giúp những nỗi khổ đau cụ thể của con người đang hiện hữu. Thiết nghĩ, trên con đường đi tìm thứ hạnh phúc siêu việt, Phật giaó đã có cái nhìn ngày càng đổi mới, gắn đạo với đời, mang lại hạnh phúc giản dị cho con người ngay nơi trần thế. Phật gaió Việt Nam ngày càng hội nhập vào cộng đồng , có những đóng góp tối ưu cho sự nghiệp xoá đói giảm nghèo, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Lý tưởng nhân bản của phật giáo đã hướng đến những mục tiêu thiết thực và cụ thể là giải phóng con người khỏi mọi khổ đau của đói nghèo, lạc hậu. Như vậy, Phật giáo đã không xa lạ với chủ nghĩa xã hội mà đồng hành với chủ nghĩa xã hội trên con đường kiến tạo một xã hội no ấm, phồn vinh và hạnh phúc.


2. Sự tham gia của đạo đức Phật giáo vào việc chấn hưng nền đạo đức xã hội


Quá trình tàon cầu hoá, hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường ở nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề kinh tế xã hội cần phải quan tâm giải quyết. Một trong những nghịch lý mà ai cũng thấy rất rõ là: dường như sự phát triển về kinh tế và đời sống vật chất không tỉ lệ thuận với sự phát triển của đão đức xã hội. Tệ nạn xã hội gia tăng, lối sốngchạy theo đồng tiền đangc ó nguy cơ làm khuynh đảo những giá trị xã hội, những giá trị truyền thống đang bị đảo lộn, bị phá vỡ. Vì mưu sinh khó khăn, vì lợi nhuận của người khác. Hơn nữa, trong điều kiện kinh tế thị trường, khi cá nhân và lợic ích cá nhân được đề cao, thậm chí phát triển thành chủ nghĩa cá nhân cực đoan thì những giá trị nhân văn trong Phật giáo đã có ý nghĩa nhất định, chống lại sự tha hó về nhân cách.


Trong xã hội Việt Nam hiện nay, hiện tượng tha háo biểu hiện tr6en tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, đạo đức, lối sống. Do chúng ta còn đang trong thời kỳ quá độ với một nền kinh tế chuyển đổi kéo theo những chuyển đổi khác trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. “Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế độ ta”. Mặt khác, kinh tế thị trường hoạt động theo quy luật giá trị và mục tiêu lợi nhuận đã hình thành môi trường kinh tế - xã hội cho sự biến đổi tâm lý, ý thức đạo đức của con người theo những tiêu chí và định hướng giá trị mới có phần hiện đại hơn, thiết thực hơn. Song, nguy cơ dùng đồng tiền xác định mọi giá trị khác trong đời sống xã hội cũng xuất hiện. Quan hệ giữa người với người bị đồng tiền chi phối, đồng tiền làm khuynh đảo những giá trị truyền thống. Quan hệ giữa người với người trở nên sòng phẳng, lạnh giá và dần dần, một thứ đạo đức vô tình, dửng dưng trước nỗi đau khổ của người khác xuất hiện. Nhân tình tếh thái trong xã hội đang bị trượt dốc, lòng nhân ái, tình thương, sự bao dung đang có phần yếu đi trước sức mạnh của đồng tiền và tính tham lam, vị kỷ. Trong bối cảnh đó, lý thuyết nhà Phật về luật nhân quả đã góp phần cảnh báo những hành vi phi đạo đức của con người.
Con người chỉ có thể thực hành, chuyển hoá trong hành vi đạo đức khi đã có niềm tin. Từ ngàn đời nay, triết lý nhân quả, nghiệp báo đã ăn sâu vào trong tâm thức của người Việt, chi phối đến lẽ sống, cách ứng xử của họ: “Ở hiện gặp lành”, “Nhân nào quả nấy”, “Gieo gió gặt bão”, “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”…. Con người mong muốn làm nhiều điều thiện, từ bỏ điều ác, giúp đỡ, cứu người để lại quả phúc cho kiếp sau của mình, cho con cái mình. Triết lý Phật giáo đã thực sự góp phần làm giảm bớt tai ương trong xã hội.


Nền tảng cơ bản của Phật giáo là thực nghiệm tâm linh, hướng về tâm. Chính vì vậy, Phật giáo chủ trương hoàn thiện đạo đức cá nhân, hướng con người đến những giá trị đạo đức thanh cao, hướng thượng nhằm tiến đến giải thoát. Tiền đề đầu tiên của tiến trình giải thoát là giữ giới. Giới luật Phật gaió là các quy phạm đạo đức káh cụ thể, tỷ mỉ, quy địng rõ cho nhiều đẳng cấp tu hành và các tín đồ. Giới luật cho hàng xuất gia có 227 giới cho Tỳ Kheo và 348 giới cho Tỳ kheo ni, ngoài ra còn có qui định riêng cho từng đối tượng cụ thể. Song, phổ biến nhất và căn bản nhất vẫn là Ngũ giới, Thập thiện, Lục độ. Đây là những nguyên tắc đạo đức không chỉ danh cho giới tu hành, các Phật tử tại gia mà bất cứ ai trong xã hội cũng có thể thực hành. Những điều giáo huấn của Đức Phật tưởng chừng như đơn giản (không sát sinh, không trộm cấp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu), song nó lại là khởi đầu của một sự rèn luyện đạo đức lớn lao. Con người phải tập chế ngự được những điều nhỏ nhất rồi mới có thể tiến đến rèn luyện một nhân cách cao thượng. Fía trị nhân bản của Phật gaió thể hiện ở chỗ không chỉ là một sự giáo dục trên lý thuyết đơn thuần mà còn là sự ứng dụng các nguyên tắc đạo đức vào trong cuộc sống.
Hiện tượng tham nhũng là một biểu hiện rõ rệt của chấp ngã. Chính vì ngộ nhận cho rằng, đời người chỉ sống có một lần nên không ít người cho rằng phải cố tận dụng cơ hội để vơ vét cho thật nhiều, hưởng thụ cho thật nhhiều, bất chấp tất cả. Lý thuyết vô thường, vô ngã của đạo phật đã giúp con người sáng tỏ, nhận ra chân tướng của cuộc đời, rũ bỏ bớt lòng tham cố hữu. Nhiều học giả đánh gái rằng, chỉ ra được bản chất vô ngã của con người là một điểm vĩ đại nhất của đạo Phật. Con người từ khi sinh ra đến khi chết đi là cả một cuộc đấu tranh dữ dằn với cuộc sống, đắm chìm trong dục vọng, khổ đau, hạnh phúc. Tất cả những cái đó đã làm mờ đi Phật tính vốn có sẵn trong mỗi con người. Muốn giải thoát, con người phải tu tập, thực hành đạo đức nhằm phá bỏ triệt để cái lô cốt kiên cố mà tôi nhị nguyên đã cố thủ trong đó để làm biểu lộ trở lại Phật tính của nó. Trên thực tế, trong xã hội ta hiện nay, nhiều người có niềm tin, có điều kiện am hiểu giáo lý Phật giáo đã và đang thực hành một lối sống thiện, coi việc giúp đời, giúp người là niệm vui trong cuộc sống. Triết lý vô thường, vô ngã cho thấy sự mong manh và hữu hạn của kiếp người đã giúp con người kiềm chế bớt dục vọng, hướng tới tha nhân


Theo sự thuyết giảng của Đức Phật, giáo lý Phật giáo không chỉ dành cho bậc tu sĩ sống ở nơi chùa chiền, mà còn giành cho đông đảo những người bình thường đang sống trong gia đình của họ. Những quy tắc sống của Phật giáo giành cho tất cả mọi người, không có sự phân biệt đẳng cấp, sang hèn. Cách đây hơn hai nghìn năm, khi một người trẻ tuổi tên là Sigala hỏi Phật về con đường theo Phật thì được trả lời rằng, trong môn học cao cả của Ngài, những điều tưởng như cao xa nhất lại bắt đầu từ những điều thườnh nhật, con người có thể làm tròn bồn phận của mình một cách hết sức bình thường ngay trong các quan hệt bố mẹ, thầy trò, vợ con, bạn bè, bà con, láng giềng. Những bổn phận này cho thấy tính thực tiễn, coi trọng yếu tố thực hành của đạo đức Phật giáo.
Không chỉ nói về trách nhiệm đạo đức của những người bình thường, Phật còn đề cập đến trách nhiệm đạo đức của các bậc quân vương, những người đứng đầu quốc gia. Trong kinh Phật Bản Sinh 9, có chương Thấp Vương Pháp kinh (10 chức trách của quốc vương), Phật đã thuyết giảng về bổn phận của vua như sau: 1/ Sự phóng khoáng, hào hiệp, nhân từ: vị cầm quyền cao nhất không được tham lam và gắn chặt với của cải hay sở hữu, mà phải dùng những thứ đó vì phúc lợi của dân chúng. 2/ Không bao giờ được lừa đảo, trộm cắp hay bốc lột người khác, phạm tà dâm, nói những điều sai lệch, uống rượu. 3/ Hy sinh vì hạnh phúc của dân chúng. Người đó phải sẵn sàng bỏ những tiện nghi, tên tuổi và tiếng tăm của mình vì hạnh phúc của dân chúng. 4/ Trung thực và liêm khiết. Người đó phải thoát được sự lo sợ cũng như sự ưu đãi khi thực hành những bổn phận của mình, phải thành thật trong các ý định và không được đánh lừa công chúng. 5/ Nhã nhặn và lịch thiệp. Người đó phải có tính khí hiền dịu. 6/ Khắc khổ trong tập quán. Người đó phải sống gảin dị và không được tự cho phép mình xa hoa, phải tự chủ. 7/ Không thù ghét, không có ý muốn xấu, có tính gương mẫu, không thù oán với ai cả. 8/ Không bạo lực, nghĩa là không làm điều xấu cho ai, mà còn phải cố gắng làm cho hào bình ngự trị. 9/ Kiên nhẫn, dung thứ khoan hoà, thông cảm, phải chịu đựng những thử thách khó khăn và những nhục mạ mà không nổi giận. 10/ Không đối lập, không trù dập, nghĩa là không đối lập với ý chí dân chúng, không được cản trở biện pháp nào có lợi cho phúc lợi dân chúng, phải hoà hợp dân chúng.
Đương nhiên, quan điểm của Phật phải đặt trong bối cảnh xã hội Ấn Độ cách đây mấy ngàn năm, song nếu suy gẫm một cách sâu sắc, ta thấy những lời dạy này vẫn còn hết sức ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay, khi mà Đảng ta không ít lần nhận định: “Tệ quan liêu, tham nhũng và suy thoái về phẩm chất, đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên làm cho bộ máy Đảng và Nhà nước suy yếu, lòng tin của nhân dân với Đảng, với chế độ bị xói mòn”. Đảng cũng đã xác định, hiện nay tham nhũng là một trong bố nguy cơ của xã hội ta trên con đường xây dựng và phát triển. Những chuẩn mực đạo đức của Phật giáo và lý tưởng nhân văn của nó sẽ góp phần cùng pháp luật duy trì đạo đức xã hội và bảo vệ những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.


3. Vai trò của Phật giáo trong việc hướng con người đến một cuộc sống an lành, hạnh phúc trong thực tại


Con người hiện đại có thật sự hạnh phúc hay không? Và hạnh phúc là gì? Đây là những câu hỏi khiến rất nhiều người trong chúng ta phải suy nghĩ. Ngày nay, con người đã đạt trình độ cao về văn minh vật chất, song con người lại bị rơi vào cái hố sâu thẳm của tham vọng và hận thù. Chiến tranh vẫn diễn ra khốc liệt trên thế giới, nghèo đói, bệnh tật, thiên tai vẫn đe doạ đời sống nhân loại. Càng văn minh, con người càng có nhiều nỗi lo lắng, sợ hãi mới: ô nhiễm môi trường, huỷ diệt sinh thái, áp lực kinh tế xã hội đè nặng lên tâm trí con người tạo nên ức chế tâm lý. Bên cạnh đó còn là sự băng hoại về đạo đức dẫn con người đến một lối sống mất thăng bằng giữa đạo đức và hưởng thụ. Đạo Phật với con đường thoát khổ, nhân bản, với phương châm từ bi, hỷ xả, xoá bỏ chấp thủ, hận thù sẽ tiếp tục sứ mệnh hoá giải khổ đau cho nhân loại.
Trong sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường, con người phải không ngừng vươn lên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bản thân và xã hội. Nhưng sự vươn lên, bức phá ấy của con người không phải bao giờ cũng thành công, suôn sẻ, mà luôn hàm chứa sự rủi ro, bấp bênh. Chính vì vậy, con người ngày nay càng rơi vào trạng thái stress, hoặc rơi vào trạng thái bi quan, chán nản, bất lực…. Chính Phật giáo là điểm tựa cho những người rơi vào trang thái bất ổn đó. Trong cuộc sống con người cần có một niềm tin, niềm tin ấy chi phối suy nghĩ và hành động của con người, an ủi, động viên con người trong lúc gian nan tuyệt vọng, tiếp thêm sức mạnh cho con người trên con đường thực hiện mục tiêu, lý tưởng. Ở Việt Nam hiện nay, đạo Phật đã là một phận cuộc sống tâm linh của một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân. Không ít người đã tìm được niềm an ủi, sự che chở và nguồn sức mạnh nơi cửa chùa. Đoạ Phật thực sự đã gắn bó với con người hiện đại, tuy có đời sống vật chất cao hơn trước đây, song vẫn đầy âu lo, không thanh thản.
Phật giáo xem vô minh và tham dục là cội nguồn của sự thống khổ trong cuộc sống và khuyên chúng ta đừng quá say mê vật chất, bị vật chất lôi kéo làm cho mù quáng, giữ gìn bản tính thanh tịnh tự nhiên của con người. Lời khuyên này có ý nghĩa sâu sắc đối với con người hiện đại, bởi vì không phải ai cũng dễ dàng giới hạn được lòng tham của mình. Tham, Sân, Si là khổ. Hiểu thấu lòng người, Phật khuyên “thiểu dục tri túc”, bớt được ham muốn, biết bằng lòng với cái mình có cũng là một biện pháp để tạo ra sự thanh thản trong tâm hồn. Không phải Phật không biết đến vai trò của đời sống vật chất trong việc đảm bảo cho con người có một đời sống hạnh phúc, song Phật vẫn khẳng định hạnh phúc vật chất và kinh tế “không đáng một phần mười sáu” của hạnh phúc tinh thần, kết quả của một cuộc đời trong sạch và hảo tâm. Phật giáo hoàn toàn không coi vật chất như một cứu cánh tự thân mà chỉ là một phương tiện nhằm đạt tới much5 đích làm cho con người nhân đạo hơn, hài hoà hơn với nhau và với thiên nhiên, thei61t lập một xã hội hạnh phúc và thanh bình thực sự.
Với quan niệm tiêu dùng của cái hợp lý, không qua coi trọng tài sản đến mức trở thành nô lệ của nó, cuộc sống an vui giải thoát chỉ đạt được khi con người đạt đến chân thiện mĩ, hạnh phúc của người này đạt được không phải bằng cách giẫm đạp lên hạnh phúc của người khác, phải đem an vui đến cho mọi người, Phật giáo đã tác động một cách tích cực tới sự hình thành nhân cách, lối sống của Phật tử và cộng đồng.
Theo quan niệmc ủa Phật giáo, một đời sống tốt đẹp không chỉ là sung túc về vật chất mà phải là một sự viên mãn về tinh thần đối với từng cá nhân và sự hài hoà trong xã hội. Triết lý giải thoát trong Phật giáo chính là làm thế nào thể hiện được con người theo ý nghĩa đầy đủ của nó – con người tự do, con người làm chủ bản thân, sống và hành động thiết thực vì hạnh phúc của chính mình và của số đông. Nhiều người nói đến vấn đề tạo dựng một “ngành giáo dục giải thotá” nhằm tạo cho con người một cái nhìn mới về giá trị thực tại và thái độ sống đưa tới sự lắng dịu chấm dứt các dục vọng, sân hận, tận diệt vô minh phiền não. Mụch đích của giáo dục này nhằm giúp con người xa lìa những trạng táhi tâm lý cực đoan trong tâm hồn, sống an vui và hạnh phúc.
Trên nền tảng đạo đức học giải thoát, Phật giáo khuyên con người hướng về tâm, soi rọi tu tập để sữa đổi, chuyển hoá tâm thức của mình. “Phương châm hướng nội, quay về với chính mình, với con người thật của mình… là phương châm sống động nhất và thiết thực nhất để cải tạo xã hội… và xây dựng Niết Bàn ngay trên thế gian này”. Như vậy, đạo Phật chú trọng việc hoàn thiện đạo đức cá nhân, từng người tốt xã hội sẽ tốt và đương nhiên, sẽ xây dựng được một nền đạo đức lành mạnh, bền vững trong xã hội khi mà mỗi cá nhân đều ý thức rõ được bổn phận và trách nhiệm của mình, loại bỏ lòng tham và đố kỵ.
Đạo Phật cho rằng phần lớn những nỗi khổ của con người do họ không sống thật với hiện tại, họ thường nuối tiếc quá khứ, mơ tưởng tương lai, do đó, ý nghĩa của cuộc đời bị đánh mất. Cách sống tốt nhất là trở về an trú trong thực tại. Phật cũng dạy: “Hãy tự là ngọn đèn của chính mình, không y tựa một cái gì khác. Dùng chính pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một cái gì khác”. Phật muốn con người tự làm chủ mình, không bị nô lệ vào bất cứ đối tượng nào. Bằng trí tuệ, bằng kiến thức, bằng quan điểm đúng đắn, bằng cái nhìn chân thật, con người tự định hướng cho mình đi ra khỏi khổ đau, đạt đến cuộc sống an lạc. Phật cũng cho rằng sống với hiện tại là cách sống tốt nhất, thiết thực nhất để đoạn tận khổ đau, vượt khỏi muộn phiền của dục vọng, xây dựng đời sống hạnh phúc.


Con người hiện đại là một con người đầy mâu thuẫn. Những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta đã có những thành tựu đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao. Song phải tấhy rằng, quan hệ giữa người với người hình như nghèo đi, nhạt đi. Nhịp độ của kinh ết thị trường hiện đại đang biến con người thành một cái máy, con người phải đối diện với áp lực công việc, với sự vươn lên không ngừng trong sự cạnh tranh để tồn tại. Nhiều người rơi vào trạng thái nhàm chán, bất mãn và tự hỏi: ta sống để làm gì? Con người hiện đại ngày nay biết nhiều thứ, hiểu biết nhanh chóng nhờ những thành quả khoa học công nghệ, song nhiều khi, con người không kịp chọn lực và tiêu hoá những thông tin dồn dập đến với mình, con người bị nhiễu loạn. Khi con người bị trôi dạt, giằng xé trong mâu thuẫn như vậy, con người không thể có hạnh phúc. Kinh sách Phật thường khuyên “chánh niệm tỉnh giác”. Chánh niệm là suy nghĩ và nhớ đúng đắn, nhớ điều phải, điều lành. Tình giác là tỉnh táo, không được sống mơ hồ, phải sống đúng thực tại. Trong các bài thuyết pháp cho người phương Tây, các Thiền sư Tây Tạng thường dùng một lời khuyên rất hình ảnh :Đưa tâm về nhà”. Phương pháp này giải quyết hai vấn đề:
Một là, tâm người không chịu ở yên trong hiện tịa mà hay nghĩ vẫn vơ vào các chuyện đã xãy ra trong quá khứ, hay các chuyện tương lai chưa xãy ra mà mình mơ ước. Đạo Phật cho rằng, nghĩ như vậy là không thực tế, chỉ mất thời giờ và năng lượng một cách vô ích.


Hai là, tâm luôn hiện hữu khi chúng ta làm bất cứ một điều gì. Khi nhìn thì không phải chỉ nhìn bằng mắt, mà phải bằng cả cái tâm của mình nữa. Khi nói cũng vậy, không phải chí nói bằng miệng mà phải nói bằng cái tâm của mình nữa. Thậm chí khi suy nghĩ cũng phải có ý thức rõ mình đang suy nghĩ gì. Tâm không ở đó, thì nhìn mà không thấy, nghe mà không biết, ăn mà không biết mùi vị. Cái tâm thức đó, Phật gọi là ý thức hay thức thứ sáu (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý). Nếu tâm thức này mà không sinh khởi và hoạt động cùng năm giác quan đầu thì nhận thức của năm cảm quan không được rõ ràng, minh bạch. Đây là phép thực tập chính niệm rất đơn giản, song lại rất hữu hiệu nhằm giúp con người thoát ra khỏi trạng thái quá tải trong cuộc sống hiện đại, đạt được kết quả tốt trong công việc. Quan niệm và sự ứng dụng triết lý Phật giáo vào trong cuộc sống hiện đại không chỉ người phương Đông mà hiện nay, người phương Tây cũng rất ưa thích. Tại cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Anh Tuấn (tổng biên tập Vinamnet ngày 4/5/2008), thiền sư Thích Nhất Hạnh cho rằng: “Với đạo Phật, phần lớn chúng ta mới thực tập tín mộ, tín ngưỡng, chứ ít sử dụng được tuệ giác của đạo Phật để chuyển hoá thân tâm, tháo gỡ những khó khăn. Cầu nguyện cũng phần nào an lạc, vì giúp lắng dịu những khổ đau, lo lắng. Nhưng muốn giải quyết được tận gốc vấn đề thì phải có tuệ giác, mà tuệ gáic phải do tu tập mới có được. Hiện ở phương Tây chúng tôi đang xướng xuất phong trào Phật học ứng dụng”. Thiền sư cũng cho rằng, đạo Phật hiện nay đang tích cực đi vào cuộc đời với quá trình hiện đại hoá. Chúng ta, những con người bình thường, không cần thiết phải quy y nhưng có thể thừa hưởng kho tàng trí tuệ của đạo Phật để tháo gỡ khó khăn trong đời sống nội tâm, tạo lập những mối quan hệ hoà hợp trong gia đình và xã hội.


KẾT LUẬN 


Phật giáo đã thực sự song hành và gắn bó chặt chẽ với vận mệnh của dân tộc Việt Nam, trở thành một yếu tố quan trọng làm nên bản sắc dân tộc. Từ trong lịch sử, hệ thống giá trị nhân văn của Phật giáo đã đi vào cuộc đời, biến đổi cho phù hợp với hoàn cảnh và tâm thức con người Việt Nam. Là người Việt Nam, hẳn chúng ta không thể quên rằng, “đạo đức từ bi đã không làm dân nghèo, nước yếu”, trái lại đã làm nên một triều đại thuần từ và hạnh phúc nhất trong lịch sử quốc gia phong kiến Đại Việt – triều đại nhà Lý và tiếp đó, Phật giáo lại cùng dân tộc viết lên những trang sử oai hùng của triều đại nhà Trần. 
Hiện nay, trên con đường phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, Phật giáo vẫn đang chung tay cùng dân tộc nhằm xây dựng một cuộc sống ấm no, bình đẳng, hạnh phúc và văn minh. Với triết lý giải thoát, Phật giáo đã tham gia vào việc giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội, dang rộng vòng tay cứu vớt những số phận kém may mắn. Những giá trị và chuẩn mực đạo đức Phật giáo đã và đang tích cực góp phần vào việc chấn hưng đạo đức xã hội, thực hiện chức năng liên kết cộng đồng, xây dựng một xã hội phát triển hài hoà. Bằng chủ trương cứu nhân độ thế, từ bi, hỷ xả, vị tha, đạo Phật hướng con người tu tập thân tâm, vượt qua mọi cám dỗ để hoàn thiện nhân cách. Người Việt Nam tìm đến với Phật giáo như tìm về một sự an ủi tinh thần, bù đắp những khoảng trống về tâm linh trong thực tại. Tinh thần từ bi hỷ xả, khoan dung độ lượng, hoà hợp của Phật giáo vẫn đang có những ảnh hưởng nhất định đối với con người Việt Nam hiện nay. Những kỹ năng thiền định, thực tập chánh niệm của Phật giáo ít nhiều giúp con người trở lại trạng thái quân bình, giúp con người có thêm năng lượng và phương pháp để trực diện với những vấn đề phức tạp của kinh tế thị trường. Với xu hướng thế tục hoá và hiện đại hoá, Phật giáo Việt Nam đã không ngừng biến đổi khiến những giá trị nhân văn của mình ngày một toả sáng và hữu ích trong nhân gian./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới Thiệu:

    Chùa Sắc Tứ Khải Đoan là ngôi chùa đầu tiên của tổ chức Phật Giáo có mặt tại Đaklak, được xây dựng vào năm 1951. chùa tọa lạc trên khu đất rộng 7 mẫu 8 sào 28m2, do Đoan Huy Hòang Thái Hậu Hòang Thị Cúc hiến cúng cho Tổng Hội Phật Giáo trung phần.

Thông báo

Số Lượng truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 30


Hôm nayHôm nay : 13084

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 540621

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 32039260


Thiết kế website