Con người đã tương tác với vương quốc động vật ngay từ buổi bình minh của nhân loại. Trong thực tế, thuyết tiến hóa Darwin tuyên bố là tất cả sự sống trên trái đất đều có tương quan với nhau. Phật giáo cũng vậy và giải thích sự khác biệt giữa các hình thức hữu thể phụ thuộc vào mức độ linh diệu của tâm thức. Darwin tuyên bố rằng con người phát triển hơn so với những hình thức hữu thể “thấp hơn” trên khía cạnh sinh học trong khi Phật giáo cho rằng con người may mắn nhất trong số các chúng sanh trong sáu cõi, do có khả năng tích thức cao. Tuy nhiên, cả khoa học và Phật giáo nhấn mạnh mối tương thuộc giữa mọi hình thức hữu thể về những tố chất di truyền và thể chất.
Triết lý Phật giáo Đại thừa đi một bước xa hơn và khẳng định mạnh mẽ rằng có hay không có một chúng sanh nào mà chưa từng là mẹ của ta từ thời xa xưa. Phật giáo giải nghĩa lý tưởng Bồ đề tâm hay tinh thần giác ngộ, theo đó một vị Bồ Tát nguyện đạt được giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sanh trong tất cả sáu cõi luân hồi. Do đó, vì tất cả chúng sanh đã từng làm mẹ của chúng ta, và mỗi một hữu thể đã từng rất tốt với ta trong suốt quá trình tồn tại của ta trong luân hồi, chúng ta, những hành giả tín tâm của Phật giáo mang một trọng trách đạo đức – đó là đền đáp lòng tốt của mọi chúng sanh bằng cách không chỉ giải thoát cho tất cả chúng sanh ra khỏi vòng luân hồi mà còn mở đường dẫn lối giúp tất cả chúng sanh đạt được giác ngộ tối thượng. Tuy vậy, tại các quốc gia Phật giáo ngày nay, thực tế sống của các loài động vật lại là một câu chuyện khác. Các loài động vật vẫn còn bị ngược đãi rất nhiều ở các quốc gia Phật giáo, thường dưới bài tay của chính những người Phật Tử.
Bài tham luận này phân tích cảnh ngộ của động vật tại các quốc gia Phật giáo. Tiền đề ở đây là tai các quốc gia Phật giáo còn tồn tại khoảng cách giữa những lý tưởng cao cả - metta( lòng nhân ái) và karuma( lòng từ bi) – và trên thực tế vẫn còn tồn tại sự thiếu tử tế đối với động vật. bài tham luận này hy vọng sẽ nâng cao nhận thức của nữ giới Phật giáo nói riêng và tất cả Phật Tử nói chung đối với vấn đề làm thế nào để thu hẹp khoảng cách giữa lòng mong muốn tất cả chúng sanh được hạnh phúc( phát Bồ Đề tâm), và thực sự làm việc vì lợi ích của động vật( thực hành Bồ Đề tâm) trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, thông qua việc thực hành bố thí ba – la – mật đầu tiên trong sáu ba – la – mật, và các việc làm tốt lành của một số tổ chức Phật giáo dành cho lợi ích của động vật. bài tham luận này được viết để khơi gọi lòng tư bi chân thật trong trái tim và tâm trí Phật Tử chúng ta bằng cách nêu bật nhân cách chúng ta, những cá nhân hay cả một tập thể, góp phần vào nỗi đau khổ cảu những người bạn động vật của chúng ta.
Động vật: chúng ta có thực sự biết chúng là ai?
Động vật là những hữu thể sống mà cũng giống như con người, cảm thấy đau đớn và run rẩy dưới lưỡi hái tử thần. Hiểu biết sâu sắc về mối ràng buộc cơ bản giữa con người và động vật, chúng ta không bao giờ được phép giết hại, không xúi bảo người giết hại[1]. tuyên bố Chung về Động vật đang được đề xuất tại Liên Hợp Quốc mô tả các khái niệm về quyên lợi động vật như sau: “… để nhận ra rằng động vật là một loài hàm linh và có khả năng cảm thấy đớn đau, để tôn trọng nhu cầu phúc lợi của chúng, và để kết thúc sự ác động đối với dộng vật một cách mãi mãi”[2]. Hàm linh trước hết có thể được hiểu là một mức độ nhận thức có ý thức, kèm theo khả năng cảm xúc cũng như trải nghiệm nỗi đau khổ và niềm vui[3]. Đây là lý do tại sao trong Phật giáo, mọi hữu thể thường được gọi là “chúng sanh” để nhấn mạnh một thực tế là mọi hữu thể sống có giác linh tâm thức, mặc dù ở mức độ khác nhau. sự khác biệt là ở mức độ nhận thức, không phải là ở khả năng cảm giác.
Phật giáo phân loại động vật thành một loài trong ba cõi thấp trng luân hồi, tức là chu kỳ sinh tử. Nói chung, đó là một cõi không được ưa thích mấy trong sáu cõi sống cấu thành nên cõi luân hồi. Vương quốc động vật, theo Phật giáo, là một cõi không mấy dễ chịu, nơi các loài động vật không phải là vĩnh viễn hay thiếu vắng các giá trị nhận thức. một trong những giáo lý cốt lõi của Phật giáo là sự vô thưởng vủa tất cả các hiện tượng hữu vi, luật nhân quả và tái sinh. Vì thế, chỗ đứng của một hữu thể trong luân hồi là vô thường và các hữu thể đi lên hoặc đi xuống một trong sáu cõi sống theo lực đẩy của những việc làm của hữu thế đó. Do đó, cũng giống như chúng ta chỉ là những vị khách trong cơ thể mang nhân dáng, động vật là những sinh vật chỉ tồn tại tạm thời. Hơn nữa, theo giáo lý Như Lai tạng của Phật giáo Đại thừa, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và vì thế đều có khả năng giác ngộ.
Khái niệm con người chúng ta về động vật:
Cách chúng ta đối xử với động vật bắt nguồn từ những truyền thống văn hóa và tinh thần đã hình thành nên cuộc sống của chúng ta. Đều này có nghĩa chúng ta cần phải tìm hiểu nguồn gốc của đạo đức môi trường để nhận thấy những cách nhìn khác nhau của con người về thiên nhiên, và những loài cư dân ở đó. Bằng cách này, chúng ta sẽ hiểu tại sao một số người rất mực tôn trọng thiên nhiên và tại sao nhiều người khác thì hoàn toàn không.
Đạo đức môi trường là một lĩnh vực tương đối mới. Đạo đức môi trường hiện đại kích hoạt tư duy phê phán các giá trị đạo đức liên quan đến vô số các loài đang tồn tại trong thế giới này, và những thách thức tư tưởng về môi trường cổ điển coi con người là cái rốn của vũ trụ. Các tranh luận chủ đạo trong đạo đức môi trường là giữa tư tưởng coi con người là trung tâm, và tư tưởng duy vật[4]. Quan điểm về môi trường trong tư tưởng coi con người là trung tâm có nguồn gốc từ đạo đức Kito giáo, đạo đức có tính chất thế tục của phương Tây( Kant và chủ nghĩa vị lợi), và lý thuyết kinh tế hiện đại[5]. Thuyết lấy sinh thái làm trung tâm tập trung vào giá trị phương tiện( mức độ khả dụng) của thiên nhiên. Họ lập luận rằng việc bảo vệ thực vật, động vật, và thậm chí các quy trình có hệ thống như là chu kỳ cacbon cũng rất có giá trị trên bình diện đạo đức[6]. Những nhà tư tưởng duy sinh vật tập trung vào giá trị nội tại của tự nhiên. Họ cho rằng sinh vật có giá trị đạo đức, bất kể nơi chúng có giá linh tâm thức hay không, bởi vì chúng có khả năng phát triển và sinh sôi[7]. Các nhà đạo đức môi trường hậu hiện đại tán thành tư tưởng đạo đức môi trường có tính chất toàn diện, hơn là những tư tưởng có tính cá nhân. Họ cho mục tiêu chính của đạo đức hay nguyên tắc môi trường chính là lợi ích của toàn bộ cộng đồng sinh thái[8].
Quan điểm Phật giáo về động vật:
Cốt lõi của đạo đức môi trường trong giáo lý Phật giáo là lòng bi( Pali, Phạn: karuna) và lòng từ(Pali: metta, Phan: maitri) đối với tất cả chúng sanh[9]. Lòng từ là ước muốn chân thật mong mình và người đều hành phúc cho hạnh phúc của chúng ta và hạnh phúc của người khác. Trong khi bi là mong muốn chính mình và các chúng sanh được giải thoát khỏi khổ đau. Phật giáo nhấn mạnh ahimsa, nguyên tắc bất bạo động hoặc không gây tổn hại – một khái niệm có năng lực mạnh mẽ trong việc ngăn chặn xu hướng bạo lực cảu con người đối với các loài hữu tình khác.
Phật giáo, thông qua ngũ giới, ủng hộ việc tôn trọng sự sống và tài sản, sự khước từ một lối sống buông thả, và khái niệm về tính trung thực vì lợi ích của chính mình và của cộng đồng Phật giáo[10]. Phật giáo dạy rằng nghiệp tội nặng nhất là tội trước đoạt cuộc sống của chúng sanh. Giới không giết hại có tầm quan trọng lớn và đây là giới đầu tiên trong năm giới căn bản của Phật Tử. Theo Bát Chánh Đạo, săn bắn, câu cá, xúi một con vật săn lùn và làm hại một con vật khác, nuôi động vật lấy thịt bán, bán thịt hoạt buôn vũ khí không được coi là chánh mạng mà là những cách sinh sống bất thiện, gây ra sự tàn phá cuộc sống. trong kinh Cưu la đàn đầu( trong tạng kinh Pali) Đức Phật lên án việc giêt mổ động vật làm vật tế trong tôn giáo. Giết mổ động vật cũng là một tội trong tạng Luật của Phật giáo.[11]
Phật giáo Đại thừa nhấn mạnh vào việc phát khởi Bồ Đề tâm, có thể được định nghĩa là “Tâm muốn đạt được giác ngộ vì lợi ích của người khác[12]. Bồ Đề tâm – ước muốn vô ngã, vị tha cao thượng nhất – là thái độ lấy điểm tựa, là lòng đại bi luốn loại bỏ đâu khổ của người khác, và nhận ra rằng, để đem lại lợi ích lớn nhất cho cả mình và người khác, lý tưởng nhất là cần phải đạt được giác ngộ, tức là thành Phật. Đây cũng chính là động lực thúc đẩy các hành giả Đại Thừa trong việc họ làm. Tôn giả Shantideva phân loại Bồ Đề tâm thành hai loại: “Bồ Đề tâm nguyện” tức là tâm mong muốn được tỉnh thức, và “Bồ đề tâm hạnh”, chính là cái tâm thành động[13].
Thực tế trong Vương quốc Động vật
Cả Phật giáo và kinh nghiệm của chúng ta trong thế giới này cho chúng ta biết rằng hầu hết mọi động vật trải qua những nỗi đau khổ lớn lao. Tuy nhiên, nhiều người không biết các kiểu và các mức động đau khổ mà chúng phải chịu đựng. Sau đây là những đau khổ phổ biến mà hang triệu loài động vật trong thế giới ngày nay phải chịu đựng.
Trước tiên, chúng ta xem xét nhà máy chăn nuôi công nghiệp. Hệ thống chăn nuôi truyên thống xưa kia, khi lợi ích của con người, động vật, và môi trường đều được xem xét, ngày nay đã chuyển đổi thành một loạt hệ thống các nhà máy. Phần lớn lượng động vật chăn nuôi của thế giới hiện sống trong điều kiện nhà xưởng tồi tệ, bị kích thích tăng trưởng bằng các phương pháp sản xuất dây chuyền, làm chúng phải chịu những nỗi khổ tột cùng. Động vật nuôi trong nhà máy có cuộc sống cằn cỗi, ngắn ngủi trong lồng, chuồng, trại hay quầy đông đúc chật hẹp mà không đảm được một cái chết nhân đạo. chen chúc trong những điều kiện mà ở đó cá hành vi tự nhiên là không thể có những con vật này không thể ăn uống, duỗi thả các chi và không thể có những tương tác bầy loài. Ở các trường hợp cực đoan, đặc biệt là đối với những nông trại gà, gà không bao giờ được nhìn thấy ánh sang. Thuốc kháng sinh được sử dụng để giữ cho chúng sống đủ lâu để sản xuất thực phẩm. động vật sống một cuộc sống nhân tạo, trở nên bệnh tật về thể chất lẫn tinh thần trong khi chờ đợi số phận cuối cùng của chúng – cái chết.
Thứ hai, chúng ta cùng xem xét điều kiện của những động vật được sử dụng để chở nặng. Ngựa, lừa, và la được sử dụng ở nhiều nước để cày và chuyên chở hàng hóa cũng như con người. Nhưng dù chúng phục dịch trung thành, ở nhiều nước, ngựa bị chịu đựng đau đớn theo nhiều cách. Chúng ít khi hoặc không bao giờ được chăm sóc thú y chuyên nghiệp, bị nhốt trong những điều kiện tồi tàn, thường trực đối mặt với sự thiếu thực phẩm dinh dưỡng, tình trạng chuyên chở quá tải, bị buộc phải kéo xe, và bị bắt làm việc nhiều giờ ở nhiệt độ cao, mà không hề được nghỉ ngơi hay cho nước uống[14].
Thứ ba, cảnh ngộ thương tâm của những con vật đi hoang đã làm dấy lên mối quan tâm trên toàn thế giới. chó và mèo là động vật thường đi hoang, khỉ và bò cũng ở trong danh sách các loài thường đi hoang ở các quốc gia đang phát triển. ba phần tư trong số 500 triệu con chó trên toàn thế giới bị lạc. động vật đi hoang trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, thường do sự làm dụng và sự thờ ơ của con người. Động vật đi hoang tìm kiếm thức ăn và nơi trú ẩn ở những nơi có con người sinh sống, cũng chính vì vậy chúng dễ bị con người đối xử tàn ác. Thường xuyên đói khát và bệnh tật, những con thú này bới thức phẩm trong các đống rác và tranh giành các nguồn thức ăn, nước uống hạn chế, và thường phải đánh nhau; những chấn thương lâu dài rất hiếm khi được điều trị. Hàng năm con chó chết một các chết đau đớn do các căn bệnh, trong đó có bệnh dại và loạn óc. Nhiều quốc gia phải tiêu hủy những con thu đi hoang, bằng cách đầu độc, dí điện hoặc bắn, đặc biệt với những con chó, gây ra nỗi đau và nỗi khổ lớn cho động vật. Gốc rễ của vấn đề động vật hoang là chúng bị người chủ sở hữu từ bỏ hoặc con vật đó được nuôi nhưng được thả cho đi lang thang tự do. Số lượng những con thú đi lạc ngày càng nhân lên, làm vòng đau khổ luẩn quẩn kéo dài mãi[15].
Phúc lợi động vật là một khái niệm tương đối xa lạ với châu Á, nơi mà phần lớn dân số ở đó phải vật lộn để đáp ứng những nhu cầu cơ bản vủa họ. Mặc dù người dân ở các quốc gia Phật giáo truyền thống có lợi thể là có những truyền thống tâm linh phong phú nhất thế giới, và quen thuộc với khái niệm không sát hại của Phật giáo, các loài động vật ở những nước này tiếp tục bị lạm dụng theo nhiều cách khác nhau. người dân các quốc gia Phật giáo – cũng là những quốc gia nghèo nhất trên thế giới – có thu nhập bình quân đầu người thấp và ít được tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường.
Thái Lan
Nhiều du khách trả giá cao để được thụ hưởng cái gọi là “ kinh nghiệm đặc biệt trong đời” – đi săn voi hoặc xem voi làm xiếc, mà không biết sự thật tàn khốc đằng sau “ đỉnh cao giải trí” này. Thực tế là, hầu hết các con vui được đào tạo theo những phương cách tàn bạo. Phương pháp khủng khiếp nhằm phá vỡ tinh thần của con người voi được sử dụng để đảm bảo rằng voi tuân theo sự điều khiển của con người. Voi bị xích trong chuồng để không thể di chuyển và chịu sự tra tấn có hệ thống hàng tuần, bao gồm đánh đập và bỏ đói hoặc không cho uống nước. Hầu hết tại các rạp xiếc, vườn thú và các nơi tổ chức leo núi, voi bị bắt khỏi tự nhiên, đây là một thách thức thật sự đối với những nỗ lực bảo tồn loài động vật hàng đầu Thái Lan.
Sự ngược đãi này tiếp tục cho tới ngày hôm này và nhiều khách du lịch, công ty du lịch và công ty lữ hành vẫn còn thiếu hiểu biết rằng họ trực tiếp góp phần vào tội ác bắt các loài động vật khác có nguy cơ tiệt chủng, ví dụ như voi châu Á, và bán chúng đi. Kết quả là chúng sống một cuộc sống khốn khó, đâu đớn, lạm dụng và bỏ bê nơi giam cầm. Thái Lan hiện đã có khoảng 2400 con voi nuôi trong chuồng và nhu cầu cần loài động vật để làm các công việc truyền thống như khai thác gỗ và lao động đã giảm đi trong những năm qua, chủ ỏ hữu đôi khi cho mượn chúng để xin ăn từ khách du lịch và người dân từ các thành phố lớn của Thái Lan. Ngoài việc gây mất tập trung và là mối nguy hiểm giao thong cho người dân thành phố, những con vật tình cảm, thông minh, và nhạy cảm này chịu đựng điều kiện sống tồi tàn và một cuộc sống khó khăn, được bán trao tay từ chủ này sang chủ khác suốt phần đời còn lại của chúng.
Buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp có tác động hết sức tàn phá đối với quyền lợi động vật, và việc bảo tồn chúng thông qua du lịch sinh thái. Ngoài voi, các loài động vật hoang dã khác bị buôn bán từ các nước láng giềng và bán san Thái Lan. Người mua phần lớn không biết rằng mua động vật buôn bán bất hợp pháp là một hình thức lạm dụng động vật, và góp phần là mất đa dạng sinh học. Động vật bị buôn bán trái phép như tê tê, trăn, loài gấu Malayan Sun được tuồn sang nước láng giềng, và kết thúc tại các chợ Thái Lan như chợ Jatujak (hay còn gọi là Chatuchak) ở ngay trung tâm thành phố BangKok. Điều kiện kinh khủng làm các con vật chết trong khi quá cảnh. Khi chúng tới đích, chúng bị ép sống trong những tình trạng khủng khiếp. Chợ Jatujak là một điểm thu hút du lịch phổ biến. Chợ này bán những chú cún và những nàng mèo rất dễ thương cho những người Thái Lan thuộc tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng. Những người này ưa thích việc chải chuốt cho những con vật cưng, vô hình chung họ đang một đóng góp trực tiếp vào nạn buôn bán động vật hoang dã. Kết quả là sự tiệt chủng các loài sinh vật ở các nước lân cận. Những con thú cưng sống trong các điều kiện sống thương tâm, bị nhốt trong lồng ở các cửa hàng, không được thông gió đầy đủ, trong nhiệt độ cao mà không có đầy đủ thức ăn và nước uống. Đi vài bước về phía cuối đường, ta thấy cảnh chọi gà, một cảnh tượng rùng mình, còn đâu những lời dạy của đức Phật về lòng từ bi.
Một trường hợp lạm dụng động vật gây sốc ở Thái Lan là Chùa Ông Ba Mươi ở Kanchanaburi, một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng, nơi có tới 15 con hổ mà khách có thể nhin ngắm và vuốt ve. Chùa đã trở nên nổi tiếng trong những năm qua, nhưng kết quả của một quá trình điều tra kéo dài hai năm cho thấy chùa nuôi giữ những con thú này trong điều kiện rất tồi tàn. Những con hổ chỉ được thả ra khỏi chuồng chật hẹp của chúng khi khách du lịch trả tiền để có thể chụp ảnh với chúng. Nếu các tu sĩ Phật giáo, những người có giới luật ràng buộc phải bảo vệ mạng sống của chúng sanh, mà cũng tham gia đối xử với động vật một cách tàn ác, thì đâu cần phải nói nhiều về lý do tại sao các Phật tử bình thường sử dụng động vật để kiếm sống.
Làm thế nào để giúp động vật?
Phật giáo Đại thừa nhấn mạnh đến việc ăn chay. Theo Kinh Phạm Võng, ăn thịt là một hành vi vi phạm hạnh nguyện Bồ Tát. Cố ý ăn thịt chúng sanh là đi ngược lại tinh thần từ bi. Kinh Lăng Già chỉ rất rõ ràng rằng “việc ăn thịt, dưới mọi hình thức, theo bất cứ cách nào, và ở bất cứ nơi đâu, là cấm cho tất cả, áp dụng vô điều kiện và cho tất cả không trừ một ai”. Ăn thịt không được tán thành, ngay cả trong Phật giáo Tây Tạng. Ăn thịt tạo ra nghiệp xấu cho người có liên quan trong quá trình giết, làm thịt và tiêu thụ. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Bhutan, Lyonpo KinZang Dorji, cho biết:”Nếu chúng ta thực sự muốn dừng việc bán thịt, cấm giết mổ động vật, chúng ta phải ngừng ăn thịt. Nếu chúng ta ngừng ăn thịt, thì sẽ không có nhu cầu về thịt. Nếu không có nhu cầu về thịt, thì sẽ không cần giết mổ động vật”.
Chúng ta cũng có thể từ chối không hỗ trợ khối kinh doanh du lịch dựa trên động vật. Là một du khách có trách nhiệm và hiểu biết, ta không nên tới những khu du lịch ngược đãi động vật. Ta cũng có thể thuyết phục bạn bè mình không bảo trợ những nơi lạm dụng động vật. Ví dụ, nếu nhiều khách du lịch biết dừng lại, không đòi cưỡi voi khi họ thăm các nước Đông Nam Á, thì người chủ những chú voi sẽ không còn mời mọc những chuyến cưỡi voi nữa. Những công ty lữ hành và đại lý du lịch nào quảng bá loại hình du lịch dựa trên động vật phải được thông báo điều này không thể chấp nhận. Khi cầu dừng thì cung cũng sẽ ngưng. Nhận vật nuôi từ các nhà nuôi động vật đem về nhà cũng là một ý tưởng tốt. Hàng trăm, hàng ngàn động vật bị giết mỗi năm bởi vì chúng không thể tìm thấy một tổ ấm. Thay vì mua động vật và khuyến khích ngành công nghiệp động vật tàn bạo, ta có thể chọn cách nhận nuôi một chú thú cưng đi lạc được giải cứu, và đang tạm thời sống tại nhà nuôi động vật. Điều này tạo cho chúng một cơ hội mới trong cuộc đời. Hành động tốt đẹp này không chỉ cứu mạng sống của một con vật mà còn làm giảm số động vật hoang dã, và nhường chỗ cho những nhà nuôi thú, thường là nhỏ và chật, cho những chú thú lạc khác. Như thế, việc nhanh chóng nhận nuôi động vật được giải cứu sẽ đảm bảo những con vật bị lạc khác cũng có thể có một ngôi nhà mới. Ta cũng có thể trở thành một người giải cứu thú lạc hoạt động độc lập và cho chúng tạm trú trong ngôi nhà của chính mình, trong khi chờ đợi những chú thú lạc được nhận nuôi và đưa về nhà mới. Một trong những nhóm giải cứu vật nuôi độc lập như vậy là một nhóm các nữ cư sĩ gọi là Hội Giải cứu Thú cưng Độc lập Từ Bị, tại Kuala Lumpur, Malaysia. Hội đã cứu sống hơn 100 thú lạc kể từ khi thành lập vào năm 2005.
Lòng từ bi đối với những chú chó đi lạc của Nhà Vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej làm ta cảm thấy ấm lòng. Nhà vua đã nhận nuôi nhiều thú vật thương tật, động vật hoang và bị bỏ rơi. Ngài nổi tiếng vì những mối quan tâm đối với phúc lợi của động vật. Nhà vua đã viết truyện kể về một chú chó đường phố mà Ngài nhận về nuôi, chính chú Tong Daeng yêu quý của Ngài. Truyện này được xuất bản cùng với những truyện khác và trở thành một cuốn sách bán chạy nhất, lợi nhuận thu được từ việc bán cuốn sách đó đang được dùng để cấp vốn cho vài dự án phúc lợi động vật của hoàng gia. Các sáng kiến của Nhà vua trong việc thúc đẩy quyền lợi động vật đã gây cảm hứng, làm người dân địa phương quan tâm nhiều hơn đến những chú chó của họ. Khi việc mua dừng, việc giết cũng dừng.
Các cá nhân không hoàn toàn bất lực. Trong thời đại ngày nay, chúng ta đã có những tiến bộ đáng kể về mặt truyền thông. Rất nhiều tổ chức phúc lợi động vật làm việc để ngăn chặn sự tàn bạo đối với động vật luôn trực tuyến. Ta có thể đăng ký làm thành viên trên các trang web của họ, đón đọc các thông tin về lạm dụng động vật, và ký những kiến nghị do những tổ chức này khởi xướng để gây áp lực lên chính phủ đòi chính phủ ngăn chặn nạn lạm dụng động vật, hoặc đòi ban hành những văn bản có tính lập pháp để đối xử tàn ác với động vật. Gởi các kiến nghị cũng là một biện pháp thể hiện tư tưởng đối lập chống lại những phương các tàn ác để kiếm lợi nhuận.
Ta cũng có thể tẩy chay các sản phẩm được sản xuất trong các quy trình có bao gồm nỗi khổ của động vật. Ví dụ, những phụ nữ sử dụng mỹ phẩm phải biết nguồn gốc của nhãn hiệu mỹ phẩm mình dùng bằng cách kiểm tra xem các sản phẩm có được thử nghiệm trên động vật hay không. Ta cũng có thể gởi thư đến các công ty phản đối thử nghiệm các sản phẩm tiêu dùng trên động vật. Nếu nhiều người gây áp lực lên các công ty như vậy, thì các công ty này sẽ buộc phải tìm cách khác thay cho phương pháp thử nghiệm sản phẩm của họ trên động vật.
Khi lòng từ bi của ta phát triển, ta có thể trực tiếp giúp động vật bằng cách làm các công việc thiện trong các tổ chức phúc lợi động vật. Một số cá nhân xuất sắc, thông qua sức mạnh lòng từ bi của họ, đã tự mình độc lập gây dựng quỹ cho quyền lợi động vật. Một trong những cá nhân ấy là Soraida Salwala, người sáng lập nhóm “Những người bạn của voi châu Á” vào năm 1993, một nhóm phi chính phủ Thái Lan quan tâm đến những con voi bị thương hoặc bị ngược đãi. Nhiều tổ chức Phật giáo cũng đã khởi sự thàn lập những khu bảo tồn động vật. Trong những thành phố lớn trên thế giới, có hội bảo vệ quyền lợi động vật và ta có thể làm việc tình nguyện ở đó. Có rất nhiều cơ hội để hỗ trợ tất cả các tổ chức, bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật.
Phóng sanh những con vật sắp bị giết là một pháp hành quan trọng, đặc biệt là cho những người mang những căn bệnh đe dọa tính mạng. Những người này thường được khuyên thực hành pháp hành này để kéo dài mạng sống, dựa trên tiền đề rằng nếu một người cứu mạng sống của một sinh vật khác, cuộc sống của chính mình sẽ được cứu. Tốt nhất là nên phóng sanh những loài động vật mà mình có thể tự chăm sóc. Thông thường người ta mua chim, cá và rùa để phóng sanh, để rồi chúng lại bị bắt một lần nữa bởi những người săn bắt. Một số người thậm chí thả chúng vào môi trường không phù hợp với môi trường sống tự nhiên của chúng. Do đó, ta phải sử dụng trí tuệ khi thực hành lòng từ bi vì lợi ích của chúng sanh. Các tổ chức Phật giáo hay trung tâm dạy pháp có thể tổ chức các sự kiện nâng cao nhận thức của Phật tử về lợi ích của việc phóng sanh. Phóng sanh có liên quan tới tất cả sáu ba-la-mật, đó là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ, đặc biệt là bố thí – ta có thể bảo vệ động vật khỏi sợ hãi, điều này không những chỉ mang lại hạnh phúc cho động vật được giải phóng, mà cũng tạo ra nhân hạnh phúc cho tương lai của chính mình.
Bố thí là một trong sáu ba-la-mật và giảng dạy Phật pháp cho chúng sanh được coi là hình thức cao nhất của lòng bác ái. Nếu ta muốn cứu mạng sống của một chúng sanh, nhưng việc này vượt quá khả năng của ta, thì ta có thể đọc thần chú hay tụng kinh cầu nguyện cho chúng. Ví dụ, nếu một người thấy động vật sắp bị giết mà không thể giải phóng cho tất cả, ta có thể gieo hạt giống giác ngộ trong dòng tâm thức của những động vật ấy bằng cách nhất tâm niệm Phật để những sinh vật có thể nghe thấy.
Kết luận
Chỉ cần một cá nhân là có thể mang đến sự khác biệt trong cuộc sống của loài vật. Ngay cả khi chỉ có một người trong một gia đình, một cộng đồng tu sĩ hay một tổ chức chân thành thực hành lòng từ bi, điều đó cũng sẽ đem đến các tác động có lợi cho người khác. Ngoài các lợi ích của thiền dùng tâm từ và các pháp hành khác, ta phải nhập thế với “Bồ đề tâm hạnh” và không giới hạn lòng từ bị của mình. Hành động của chúng ta cuối cùng sẽ có tác động sâu sắc và lan truyền ánh sáng của lòng từ bi đến quê hương xứ sở của chúng ta. Trong phần kết luận, tôi xin trích dẫn lời của Mahatma Gandhi, người đề xướng nguyên tắc bất bạo động nổi tiếng nhất trong thế kỷ XX: “ Sự vĩ đại của một quốc gia và tiến bộ đạo đức của nó có thể được đánh giá từ những hình thức mà động vật ở quốc gia đó được/ bị đối xử [16].
Người dịch: SC Viên Ngạn
Chú thích
[1] N.Thera, Kinh Pháp Cú (Đài Loan: Tổ chức Pháp nhân của Quỹ Giáo dục Phật giáo, 1973), các câu 129-130.
[2] Tuyên bố chung về Phúc lợi Đgv
[3] Ibid
[4] R.Attfield, Đạo đức Môi trường: Khái quát chung cho thế kỷ 21 (Cornwall, Blackwell Publishing, 2003)
[5] W.Fox, “Triết lý mới trong thời đại của chúng ta?” trong cuốn Đạo đức môi trường: Từ khía cạnh nhân chủng học (Cornwall: Blackwell Publishing, 2003, tr.252-61.
[6] A.Light và H.Rolston, Đạo đức môi trường: từ khía cạnh nhân chủng học (Cornwall: Blackwell Publishing, 2003)
[7] C.Palmer, “Khái quá về đạo đức môi trường” trong cuốn Đạo đức môi trường, tr. 15-37.
[8]Ibid
[9] R.Attfield, Đạo đức Môi trường: Đối thoại của các nền văn hóa (New Delhi: Concept Publishing, 1995)
[10] Ibid
[11] P.Ratanasara, Khái niệm về môi trường và cá nhân trên quan điểm Phật giáo (Kuala Lumpur: Buddhist Mâh Vihara, 2001)
[12] V.Losang, Tầm quan trọng của tâm từ: Các đấng đại lực. Những lời dạy dựa trên cuốn Giải thoát trong lòng bàn tay – một bản kinh văn dòng Lam Rim do Pabongkha Dechin Nyinpo biên tập (Kuala Lumpur: Losang Dragpa Centre. 2007),tr.3.
[13] Tôn giả Shantideva, S.Bachelor dịch, Nhập Bồ tát hạnh (New Delhi: Thư viện và Kho lưu trữ các tác phẩm Tây Tạng, 1998) tr.3
[14] WSPA, Những con ngựa chở nặng, 2011
[15]WSPA, Những con vật hoang, 2011
[16] M.K.Gandhi, Cơ sở đạo đức của phong trào ăn chay (London: Hội những người ăn chay Luân đôn, 1931.)
Karma Tashi Choedron
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập :
74
Hôm nay :
16517
Tháng hiện tại
: 301162
Tổng lượt truy cập : 31186347