Giới thiệu đôi nét về chùa Sắc Tứ Khải Đoan

Thứ năm - 31/03/2016 08:28
Nét đốc đáo cổ kính của ngôi chùa giữa lòng thành phố Buôn ma thuột đang vươn lên hiện đại hóa, đã trở thành thắng cảnh du lịch của Tây nguyên.
 
Giới thiệu đôi nét về chùa Sắc Tứ Khải Đoan
 
 
            Giới Thiệu:
 
           Chùa Sắc Tứ Khải Đoan là ngôi chùa đầu tiên của tổ chức Phật Giáo có mặt tại Đaklak, được xây dựng vào năm 1951. chùa tọa lạc trên khu đất rộng 7 mẫu 8 sào 28m2, do Đoan Huy Hòang Thái Hậu Hòang Thị Cúc hiến cúng cho Tổng Hội Phật Giáo trung phần. Bấy giờ, Hòa Thượng Thích Trí Thủ, Trị Sự Trưởng Tổng Hội Phật Giáo trung phần tiếp nhận và công cử Hòa Thượng Thích Đức Thiệu thay mặt tổng hội trông coi xây dựng. Về phía Hoàng triều, bà Từ Cung đặt cử thứ phi Mộng Điệp theo dõi việc tôn tạo.
 
Chùa hướng mặt Tây nam , nhìn xuống suối Đốc Học, lưng dựa thế của khu phố Buôn Ma Thuột. Cái thế “tiền thủy hậu sơn” theo quan niệm phong thổ hài hòa của kiến trúc cổ Việt, thế đứng vững chãi bền lâu cho muôn đời con cháu. Lối kiến trúc phỏng theo kiểu dáng cung đình Huế kết hợp vói phong cách nhà sàn của dân  tộc Tây nguyên, pha chút kiến trúc hiện đại. Mái chùa cong, dáng dấp một cái nhà rông, nhưng rất uyển chuyển mềm mại với những đôi dao long quyện mây lướt gió, thật độc đáo mà hài hòa, cổ kính mà cũng thật gần gũi đậm đà.
 
Kinh phí xây dựng ban đầu do bà Từ Cung hỷ cúng, thêm vào đó là công đức của bá tánh thập phương. Năm 1953, nhân ngày lễ an vị lạc thành nhà hậu tổ, chùa được sắc phong là “SẮC TỨ KHẢI ĐOAN” – đời vua Bảo Đại. Khải Đoan là 2 chữ  đầu của vua Khải Định và Đoan Huy Hòang Thái Hậu, mang ý nghĩa ghi nhận công đức người sáng lập ngôi chùa này.
 
Từ đây hội Phật Giáo Đaklak được thành lập, trải qua nhiều giai đoạn, từ hội Phật học đến GHPGVNTN cho đến ngày nay, Khải Đoan là trụ sở của Phật giáo.
 
Xuyên suốt nửa thế kỷ, Khải Đoan kế tục 7 đời trụ trì: trụ trì đầu tiên ngài thích Đức Thiệu, kế tiếp đời trụ trì có các ngài Thích Từ Mãn, Thích Thiện Nhơn, Thích Viên Đức, Thích Quãng Hương, Thích Quang Huy. Đương kim trụ trì đời thứ 7 là Thượng Tọa Thích Châu Quang, trưởng tử của Hòa Thượng Thích Đức Thiệu.
 
Nét đốc đáo cổ kính của ngôi chùa giữa lòng thành phố Buôn ma thuột đang vươn lên hiện đại hóa, đã trở thành thắng cảnh du lịch của Tây nguyên.
 
Qua các thời kỳ đấu tranh giành độc lập, Khải Đoan đã cùng nhân dân các dân tộc Tây nguyên, góp phần vào trang sử hào hùng của cả nước, bằng ngọn đuốc Thích Quảng Hương tự thiêu chống Mỹ – Diệm tại quảng trường Lam Sơn – Chợ Bến Thành – Sài Gòn, nay Là Tp Hồ Chí Minh.
 
Về mặt văn hóa, Khải Đoan là ngôi chùa được vua ban hiệu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam, lại có ngôi chùa đầu tiên có mặt tại Đaklak của tổ chức Phật Giáo. Khải đoan là cái nôi Phật Giáo Tây nguyên; từ đây hàng trăm ngôi chùa trong tỉnh được hình thành. Dân gian quen gọi là chùa lớn hay chùa tỉnh.
Ngôi chánh điện gồm năm gian thoáng đạt là nơi thờ phật và lễ bái. Khu hậu tổ cũng không kém phần trang nghiêm cổ kính.
 
 
Cây Bồ Đề: là tặng vật lưu niệm của Đại đức Narada mang từ  Côlômbô qua Việt Nam nhân chuyến ghé thăm Banmethuot. Đại đức tặng chùa Khải Đoan năm 1962.
 
 
Quan Âm Các: xây dựng năm 1972, do sự đóng góp của các hàng Phật tử, đây là công trình kiến trúc độc đáo, là sản phẫm nghệ thuật do các thợ Huế xây dựng. Quan Âm Các được tu sửa vào cuối năm 2000.
Đại Hồng Chung: là bảo vật hiến cúng của Hòang thái tử Bảo Long và Bảo Thăng , do các nghệ nhân  phường đúc Huế tôn tạo tại làng Hưng Đạo 1953.
 
Thánh Tử Đạo Thích Quảng Hương: nguyên Trụ Trì Sắc tứ Khải Đoan (60-63), vị pháp thiêu thân chống chính quyền Ngô đình Diệm đàn áp Phật Giáo ngày 05/10/1963 tại công trường Lam sơn, chợ Bến thành –Sài gòn.
 
 
Công Đức Tạng: tôn tạo năm 1993, lưu niệm công đức tiền bối  qua các thời kỳ, từ sơ khời xây dựng cho đến đời thứ 6 trụ trì Chùa Khải Đoan. Nơi đây cũng là nơi an trí nhục thân cố Hòa Thượng Thích Quang Huy, nguyên Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì Chùa Sắc Tứ Khải Đoan (1963-1993).
 
 
Cổng Tam Quan: công trình kiến trúc thực sự mang đậm sắc thái nghệ thuật kiến trúc kinh thành, cao, rộng, sâu. Phía dưới có 3 cổng ra vào, phía trên có 3 lầu vọng nguyệt, tựa như cổng ngỏ của của các vương phủ. 
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 21 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin cũ hơn

 

Giới Thiệu:

    Chùa Sắc Tứ Khải Đoan là ngôi chùa đầu tiên của tổ chức Phật Giáo có mặt tại Đaklak, được xây dựng vào năm 1951. chùa tọa lạc trên khu đất rộng 7 mẫu 8 sào 28m2, do Đoan Huy Hòang Thái Hậu Hòang Thị Cúc hiến cúng cho Tổng Hội Phật Giáo trung phần.

Thông báo

Số Lượng truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 52

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 51


Hôm nayHôm nay : 6970

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 169761

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 29108815


Ảnh đẹp