Chùa Khải Đoan: Một di tích Văn hóa – Lịch sử

Thứ năm - 31/03/2016 08:26
Chùa Khải Đoan bắt đầu được xây dựng từ năm 1951, với 2 phần Hậu Tổ và nhà Giảng, còn Chánh điện thì đến 1953 mới khởi công. Căn cứ vào các văn bản còn lưu giữ thì công lao lớn nhất đóng góp xây dựng chùa thuộc về Đoan Huy Hoàng thái hậu (Vợ vua Khải Định) và sau đó là sự góp sức của bà con Phật tử.
Chùa Khải Đoan: Một di tích Văn hóa – Lịch sử
 
 
 
Chùa Khải Đoan 1997 (ảnh: Nguyễn Đắc Xuân)
 
Chánh Điện
 
Chùa Khải Đoan nằm giữa đường Phan Bội Châu và Quang Trung, thuộc phường Thống Nhất – TP Ban mê thuột. Chùa là trung tâm sinh hoạt của Phật giáo Daklak, ra đời và phát triển gắn liền với một bộ phận dân cư thành phố. Về kiến trúc – mỹ thuật, chùa có nhiều nét độc đáo, kết hợp hài hoà 2 lối kiến trúc Kinh – Thượng. Về lịch sử, chùa Khải Đoan là ngôi chùa Sắc tứ cuối cùng của triều Nguyễn; nơi diễn ra và chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của đất nước. Vậy chùa Khải Đoan có nên đề nghị xét nhận di tích văn hoá hay không? Sau đây là ý kiến ngắn mong góp thêm vài dòng gợi mở.
 
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG
 
Năm 1969, chánh điện được cơi nới thêm phần bê tông cốt sắt (ảnh: tư liệu)
 
Chùa Khải Đoan bắt đầu được xây dựng từ năm 1951, với 2 phần Hậu Tổ và nhà Giảng, còn Chánh điện thì đến 1953 mới khởi công. Căn cứ vào các văn bản còn lưu giữ thì công lao lớn nhất đóng góp xây dựng chùa thuộc về Đoan Huy Hoàng thái hậu (Vợ vua Khải Định) và sau đó là sự góp sức của bà con Phật tử.
Vào những năm cuối thế kỷ XX, theo những luồng di dân lập nghiệp của người Kinh, Phật giáo bắt đầu lan truyền ở Daklak. Năm 1905, trong bản đồ của người Pháp đã thấy xuất hiện của một ngôi chùa và những tụ điểm sinh hoạt khác. Đến đầu những năm 50 thì Phật giáo thực sự phát triển rộng rãi, cần có một trung tâm sinh hoạt lớn. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh bị thực dân Pháp tìm cách chèn ép không cho phát triển, việc nhờ cận đến một người trong Hoàng tộc đứng ra xây dựng chùa là một giải pháp cần thiết. Trong bối cảnh đó, Đoan Huy Hoàng thái hậu đã làm “Mạnh Thường Quân” cho Phật giáo Daklak, nhận bảo lãnh chùa.
 
Về tên gọi, có người giải Nôm từ Khải Đoan là mở đầu sự tốt đẹp. Nhưng theo chúng tôi Khải Đoan là ghép hai từ đầu của Khải Định và Đoan Huy. Bởi vì tên “Khải Đoan Tự” không phải ai khác đặt ngoài bà Đoan Huy. Chính trong một bức thư hiện còn lưu giữ, bà viết: “với một số tín đồ Phật giáo vui lòng hưởng ứng, phụ lực, tôi đã cho xây dựng (chùa) từ năm 1953 và mang danh ba chữ Khải Đoan Tự cho trang nghiêm, tôn phụng” (Đoan Huy Hoàng Thị Cúc – Thư gửi Tổng trị sự giáo hội Tăng gia Trung Việt và Hội Việt Nam Phật học ngày 01/3/1955).
Từ ngày xây dựng đến nay, chùa trải qua nhiều thăng trầm. Sau nhiều lần sửa sang và trùng tu, hiện tại chùa có những thay đổi so với lúc mới hình thành. Nếu không kể xi măng cốt thép thì toàn bộ phần mộc trong và ngoài nội thất đều do bàn tay khéo léo của những người thợ Cố Đô Huế tạo dựng và trang trí. Họ đã tiếp thu phong cách kiến trúc địa phương nhào trộn với kiến trúc nhà Rồng  tạo nên một công trình mang yếu tố đan xen văn hoá, thắm đượm mối tình đoàn kết Kinh – Thượng.
 
 VÀI NÉT VỀ KIẾN TRÚC VÀ TRANG TRÍ
 
Như đã trình bày trên, chùa Khải Đoan xây dựng không xa chúng ta về thời gian,song kiến trúc có những nét độc đáo, vừa mang lối kiến trúc Triều Nguyễn vừa mang yếu tố bản địa. Nhìn đại thể, chùa được cấu trúc theo hình chữ Tam, trước là cổng tam quan,giữa là Chánh điện,sau là nhà Hậu tổ cách nhau một khoảng sân rộng.
Trước hết nói về Cổng tam quan. Đây là kiến trúc tương đối hoàn chỉnh,gồm hai tầng với ba vòm cửa.Cổng cao 7 mét, rộng 10,5 mét, dày gần 3 mét; trước và sau đều có ghi 3 chữ “Khải Đoan Tự”. Mặc dù mô phỏng kiến trúc cung đình nhưng với dáng dấp hiện đại, cổng Tam quan không có vẻ đường bệ như một số kiến trúc cùng thời khác.
 
Bên trong chánh điện (ảnh chụp khoảng năm 2000)
 
Từ cổng đi qua một khoản sân rộng, chúng ta gặp Chánh điện. Đây là một công trình chính trong cấu trúc chùa, với mặt bằng hình chữ nhật (16 x 20m) và phân làm hai phần rõ rệt. Nửa phần trước của Chánh điện mang dáng dấp nhà dài Tây Nguyên. Toàn bộ cột đặt trên 4 hàng cột đá, nâng kiến trúc lên khỏi mặt đất và tạo thành kiểu sàn trên cột. Nữa sau thì hoàn toàn xây theo lối hiện đại. Tuy vậy nhìn chính diện, Chánh điện vẫn là một công trình kiến trúc theo lối cổ. Nhất là khi vào trong xem xét kỷ bộ giàn trò, mới thực sự thấy hết vẻ độc đáo của nó. Để mở rộng lòng nhà, hàng cột giữa được cắt bỏ và nâng lên thành chồng rường trên bộ khung dài. Mặt khác hai day cột chính lùi vào vách, nối với nhau bằng một xà ngang. Đây là một cấu trúc đặc trưng của nhà Tây Nguyên, có tác dụng làm cho nhà phát triển theo chiều dài. Một điều thú vị là nhà rường thường không có bộ phận đỡ đòn nóc, nhưng ở đây xuất hiện một cột rốn từ đòn nóc đến chánh giữa rường, làm ta liên tưởng ngay đến kiến trúc nhà của một số dân tộc Tây Nguyên. Cũng chưa rõ chi tiết này có ý nghĩa tôn giáo hay chịu lực, nhưng trông khá lạ mắt.
 
Bên cạnh những nét chung của chùa chiền, về tạo hình và trang trí nội thất chùa Khải Đoan cũng có những nét riêng biệt, tập trung chủ yếu ở Chánh điện và nhà Hậu tổ. Như đã nói trên, không gian chánh điện mang dáng dấp nhà dài nên bố trí nội thất tổng thể cũng mang chi tiết đó, có nghĩa là toàn bộ phần trưng bày và trang trí đều được gói gọn trong nội thất giống như sinh hoạt nhà dài.
 
Tượng Phật Thích Ca ở giữa Chánh điện bằng đồng cao 1,1 mét; đài sen bằng gỗ cao 0,35 mét trang trí nhiều hoa văn. Đáng chú ý hơn cả bên trong Chánh điện là chiếc chuông đồng đặt ở gian bên phải. Chuông có kích thước khá lớn, nặng 380 kg, đúc vào ngày rằm tháng chạp năm Quý Tỵ (tức tháng 01/1954). Phần thân cao 1,15 mét, chu vi đáy 2,7 mét. Quai chuông là đôi rồng liền thân, được đúc với kỹ thuật tinh xảo, thân dưới cong, mình đầy vẩy, cổ uốn khúc dính chặt vào mặt chuông, hàm răng nhe rộng ngậm hạt châu. Phần trên chuông ghi 4 chữ “Khải Đoan Chung tự”. Dưới thân chuông là hai đường viền hoa văn chạy hoạ tiết “lưỡng long triều nguyệt”với 8 con rồng đôi quay vào nhau.
 
CHÙA KHẢI ĐOAN TRONG THƠI KỲ KHÁNG CHIẾN
 
Cũng giống như nhiều cơ sở Phật giáo ở miền Nam, trong suốt cuộc kháng chiến của dân tộc,chùa Khải Đoan là nơi có phong trào Phật giáo yêu nước, đấu tranh đòi hoà bình, thống nhất Tổ quốc và chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm sôi sục, mạnh mẽ. Tiêu biểu trong phong trào này là các vị chánh đại diện Phật giáo Daklak kiêm trụ trì chùa Khải Đoan như Đại đức Thích Đức Thiệu, Đại đức Thích Quãng Hương và rất nhiều Tăng ni, Phật tử khác.
 
Phật đản PL. 2513, dương lịch 1969 (ảnh: tư liệu)
 
Chùa còn là nơi đùm bọc, che chở cho nhiều quần chúng Cách mạng hoạt động hợp pháp và nửa hợp pháp. Có những thời điểm khó khăn, khốc liệt do địch khủng bố dữ dội, chùa trở thành nơi liên lạc của nhiều cán bộ cơ sở mật tại nội thi Buôn Mê Thuột. Đồng thời, chùa Khải Đoan lại chính là nơi đã nổ ra các cuộc đấu tranh chính trị, góp phần quan trọng vào phong trào Cách mạng của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Dưới đây là tóm tắt 3 cuộc đấu tranh lớn từ 1954 đến 1968:
 
Từ năm 1954 đến 1960 trong bối cảnh miền nam dấy lên phong trào đấu tranh đòi hoà bình thống nhất Đất nước chùa KHẢI ĐOAN đã sớm trở thành tụ điểm của các hoạt động đấu chính trị hợp pháp, chống âm mưu thủ đoạn phá hoại Hiệp định Giơ ne vơ của Chính quyền Ngô Đình Diệm. Năm 1959, gần bảy nghìn phật tử đã tổ chức một cuộc biểu tình tại chùa KHẢI ĐOAN nêu cao khẩu hiệu đòi Ngô Đình Diệm thi hành các điều khoản của hiệp định Giơ ne vơ, đòi thi hành dân chủ, dân sinh, chống đàn áp khủng bố (lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân thị xã Buôn Ma Thuột – tập II trang 21).

Từ năm 1960 đến1963, do ảnh hưởng sâu sắc của phong trào Phật giáo miền Nam, Phật tử tại Banmêthuột liên tục xuống đường đấu tranh đòi dân chủ, chống phân biệt, kỳ thị tôn giáo của tập đoàn Diệm  - Nhu. Ngày 11/6/1963, Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sai Gòn chống chế độ Ngô Đình Diệm đã gây xúc động lớn trong đồng bào Phật giáo Đăk Lăk.  Tháng 7 năm 1963, Đại đức Thích Quảng Hương(chánh đại diện Phật giáo Đăk Lăk kiêm trụ trì chùa Khải Đoan) phát nguyện tự thiêu đúng vào thời điểm phái đoàn Quốc Tế đến thanh sát tình hình làm cho cuộc đấu tranh của Phật giáo Đăk Lăk bùng lên quyết liệt góp phần làm lung lay.

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới Thiệu:

    Chùa Sắc Tứ Khải Đoan là ngôi chùa đầu tiên của tổ chức Phật Giáo có mặt tại Đaklak, được xây dựng vào năm 1951. chùa tọa lạc trên khu đất rộng 7 mẫu 8 sào 28m2, do Đoan Huy Hòang Thái Hậu Hòang Thị Cúc hiến cúng cho Tổng Hội Phật Giáo trung phần.

Thông báo

Số Lượng truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 143


Hôm nayHôm nay : 2191

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 138842

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 26936967


Ảnh đẹp