Vua Khải Định đã làm được điều mà các tiên đế quan tâm, đó là vấn đề tâm linh và văn hóa. Ở cương vị Hoàng Thái Hậu, Đức Từ Cung đặc biệt chuyên tâm kinh kệ và rất chu đáo việc hầu hạ các Lễ giỗ của tiên đế. Trai tịnh 10 ngày 1 tháng, ngoài ra cũng chỉ ăn uống các món dân dã, đạm bạc. Mỗi ngày dành 3 thời tụng kinh lạy Phật.
Vua Khải Định Nguyễn Hoằng Tông là con vua Đồng Khánh, sinh ngày 08 tháng 10 năm 1885, lên ngôi vua ngày 18 tháng 05 năm 1916, hiệu Khải Định. Năm 1917 cho xây dựng trường Đồng Khánh, năm sau, ngự giá Bắc tuần mở khoa thi Hương cuối cùng, năm tiếp theo mở khoa thi Hội cuối cùng của Triều Nguyễn cũng như của chế độ Phong kiến Việt Nam và xây đài chiến sỹ trận vong trước trường Quốc Học – Huế. Đến năm 1925 vua băng hà tại cung Kiến Trung – An Định – Tả Ngạn sông An Cựu – Huế.
Hoàng Thái Hậu Đoan Huy Hoàng Thái Hậu Đoan Huy, tên thật Hoàng Thị Cúc, sinh ngày 28 tháng tháng 01 năm 1890 là Phi thiếp của Hoằng Tông Tuyên Hoàng Đế, hiệu Khải Định, là thân mẫu Hoàng Đế Bảo Đại. Thân phụ là Hoàng Trọng Tích, thân mẫu La Thị Sơn. Năm 1925 Thái tử Vĩnh Thụy lên ngôi, hiệu Bảo Đại, năm sau đó, phong cho mẹ làm Đoan Huy Hoàng Thái Hậu, năm 1926
Tại vị ngắn ngủi, Vua Khải Định đã làm được điều mà các tiên đế quan tâm, đó là vấn đề tâm linh và văn hóa. Ở cương vị Hoàng Thái Hậu, Đức Từ Cung đặc biệt chuyên tâm kinh kệ và rất chu đáo việc hầu hạ các Lễ giỗ của tiên đế. Trai tịnh 10 ngày 1 tháng, ngoài ra cũng chỉ ăn uống các món dân dã, đạm bạc. Mỗi ngày dành 3 thời tụng kinh lạy Phật. Thời còn trẻ, những năm 40, 50 thế kỷ trước, bà thường rước Hòa Thượng Thích Trí Thủ vào Đại Nội giảng kinh.