Lịch Sử và Vài Nét Khái Quát LOGO Vẻ Đẹp Phật Pháp

Thứ sáu - 25/11/2011 10:53
Sống và lớn lên giữa vùng quê cát trắng, nắng lắm mưa nhiều, cái nghèo cái đói cứ đeo bám cả một làng quê An Bằng thời đó. Với khao khát vươn lên để hoàn thiện mình, ngày 15 tháng bảy năm 1997 Thầy đã lên chùa ….tìm cho mình một hướng đi, lý tưởng sống để tiếp tục hiến tặng cho cuộc đời những đóa hoa hiếu hạnh.

 

 

Và thời gian cứ thế trôi qua, thầy đã tu học nhiều nơi, lĩnh hội được nhiều giáo pháp của Đức Phật từ quý vị cao Tăng : Thiền Sư Nhất Hạnh, Hoà Thượng Thích Minh Châu và đặc biệt là vị Giáo thọ Thích Thái Hoà mà hiện nay Thầy đang làm phụ tá Thị giả.
Phật pháp đã thấm nhuần tâm, nhưng Thầy vẫn băn khoăn làm sao để truyền đạt Pháp của Phật đến giới trẻ, đến những Phật tử thiếu may mắn lớn lên trong chất thổ dưỡng cội nguồn tâm linh.
Với nhiều năm trăn trở, tìm vùng đất hứa để ươm hạt giống Phật. Trước đó Thầy cũng có nhiều chương trình hướng thiện cho Thanh thiếu niên, tuổi trẻ Phật giáo tại Huế, Lâm Đồng cùng với nhiều khóa tu hành thiền được Tăng thân huynh đệ tổ chức tại Phật học viện Pháp Vân, Tu Viện Bát Nhã, Tu Viện Từ Hiếu, Chùa Kim Sơn - Nha Trang v.v… Đặc biệt đầu năm 2009, năm 2010 Thầy đã tổ chức những chuyến du lịch Tâm Linh từ Sài Gòn đến Tu Viện Bát Nhã – Bảo Lộc, từ Sài Gòn ra Huế, Thành Phố Hồ Chí Minh về Cần Thơ. Với thời gian từ 1-2 ngày, một tuần cho tới mười ngày, nếu như có các ngày tu quán niệm, hành hương, lễ hội văn hóa Phật giáo thì ít nhiều Thầy đã thành công trên việc thiết lập quỹ đạo thời gian hoằng pháp đến với giới trẻ buổi ban đầu sơ tâm. Những Phật tử có tâm muốn tu học, tìm hiểu Phật pháp, các Chùa cổ Phật giáo thì Thầy luôn tạo điều kiện chuyên chở những bồ đề tâm đến với bước đầu học Phật. Trong đó nhiều giới Doanh nhân, Tài tử, Nghệ sĩ, xã hội như Doanh thương Trí Đức, Phạm Quang Định, Phạm Xuân Thệ, Hoàng Lược Hoa Sen, Phước Thịnh, Nguyễn Mạnh Hùng, Hoa Phượng, Huỳnh Hoàng Thu, Thanh Bạch, Kim Tiểu Long, Ngọc Hạ v.v... Từ đó những thao thức chớm nở để hôm nay Diễn Đàn Vẻ Đẹp Phật Pháp ra đời trong ánh nắng xuân chan hòa với rừng mai, hương sen tinh khiết. Tuy nhiên, lúc đó với nhân lực còn mỏng và còn nhiều khó khăn về phương tiện, trung tâm, chương trình nên việc đưa ra một biểu tượng riêng cho Vẻ Đẹp Phật Pháp là một điều đáng suy ngẫm. Trải qua bao nhiêu thăng trầm, khó nhọc cho một ý thức biểu hiện. Nay Thầy Pháp Bảo cùng với đồng sự của mình Thầy Pháp Mãn đã hoàn thiện được vai trò là người hướng dẫn cho mái ấm gia đình tâm linh góp phần tô điểm cho nền giáo dục cơ bản.
Ngày 10/10/2010 LOGO Vẻ Đẹp Phật Pháp chính thức ra đời trùng với sự kiện 1000 Năm Thăng Long - Hà Nội.
- Bàn tay Như Lai: chuyển tải Pháp của Phật đến mọi chúng sanh, ấn kiết tường của Chư Phật:
“Giờ phút linh thiêng
Gió lặng chim ngừng
Trái đất rung động bảy lần
Khi Bất Diệt đi ngang dòng Sinh Diệt
Bàn tay chuyển pháp
Trong hương đêm tinh khiết
Ấn cát tường nở trắng một bông hoa
Thế giới ba ngàn đồng thanh ca ngợi
Văn Phật Thích Ca
Giờ phút linh thiêng
Đóa Bất Diệt nở ngay giữa vườn hoa sinh diệt
Nụ Giác ngộ hé thành muôn thi thiết
Ngài về đây học tiếng nói loài người.
- Bánh xe Bát Chánh Đạo: Là con đường chân chánh, dẫn đưa chúng sanh đến chỗ giác ngộ, và được giải thoát. Bát Chánh Đạo gồm có tám điều chân chánh đó là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

1.- CHÁNH kiến: Chánh kiến là kiến thức chân chánh. Nghĩa là con người cần có sự hiểu biết và sự nhận thức sáng suốt và hợp lý. Chánh kiến có ích lợi giúp con người không sống trong mê lầm, điên đảo. Người có chánh kiến, thấy như thế nào, thì nhận đúng như thế ấy, không thay đổi trắng đen, không kỳ thị xấu tốt, không phê phán hay dở. Chánh kiến là sự hiểu biết và nhận thức không bị tập quán, thành kiến, dục vọng hay tâm phân biệt, ngăn che và làm sai lạc. Người có chánh kiến, hiểu biết tường tận, thế nào là chánh tà, chơn ngụy, đại tiểu, thiên viên, nhưng luôn luôn sống với tâm bình thường, tâm chính trực và tâm bất tùy phân biệt.

2.- CHÁNH tư duy: Chánh tư duy là sự suy nghĩ chân chánh. Nghĩa là con người cần phải nghiệm xét, nghĩ suy, quán chiếu một cách đúng đắn, hợp với chân lý, không trái với lẽ phải, có lợi cho mình và cho người. Chúng ta thường xuyên suy nghĩ đến "Giới, Định, Tuệ" để tu tập giải thoát, suy nghĩ nguyên nhân gây đau khổ cho chúng sanh, để giải thích và khuyến tu, suy nghĩ những hành vi lỗi lầm, những lời nói sai trái và những tâm niệm xấu xa của chính mình để sám hối và cải đổi. Tất cả những điều đó gọi là chánh tư duy.

3.- CHÁNH ngữ: Chánh ngữ là lời nói chân chánh. Nghĩa là con người nên nói lời thật thà lương thiện, công bình ngay thẳng, công minh chính trực, có ích lợi chánh đáng. Chánh ngữ là lời nói thành thật và sáng suốt; lời nói ngay thẳng hợp lý, hòa nhã, rõ ràng và giản dị; lời nói ích lợi, dung hòa, khuyến tấn và duy nhất. Chánh ngữ là lời nói hợp Chánh Pháp, có ích lợi, đem lại hòa bình, yên vui cho mọi người mọi nơi. Người giữ gìn chánh ngữ là người dè dặt khẩu nghiệp, cẩn trọng lời nói, không bao...

Pháp Bảo Sakya

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới Thiệu:

    Chùa Sắc Tứ Khải Đoan là ngôi chùa đầu tiên của tổ chức Phật Giáo có mặt tại Đaklak, được xây dựng vào năm 1951. chùa tọa lạc trên khu đất rộng 7 mẫu 8 sào 28m2, do Đoan Huy Hòang Thái Hậu Hòang Thị Cúc hiến cúng cho Tổng Hội Phật Giáo trung phần.

Thông báo

Số Lượng truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 79

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 77


Hôm nayHôm nay : 769

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 179900

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 29118954


Ảnh đẹp