Giới, Phật giáo và giáo dục Dhamma và sự chuyển biến xã hội THERAVADAi bên trong truyền thống

Thứ năm - 28/07/2011 11:44
Giới, Phật giáo và giáo dục Dhamma và sự chuyển biến xã hội THERAVADAi bên trong truyền thống

Giới, Phật giáo và giáo dục Dhamma và sự chuyển biến xã hội THERAVADAi bên trong truyền thống

Bài viết này là một phiên bản rút gọn của một chương trong cuốn sách sắp xuất bản tựa đề “Giới, Tôn giáo và Giáo dục trong Thế giới Hậu hiện đại”.

 

 


 

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ khám phá vai trò của Phật giáo trong việc duy trì sự chênh lệch về giới trong giáo dục, cũng như việc thúc đẩy chương trình nghị sự cải cách. Tâm điểm của chúng tôi là ba “loại” giáo dục có quan hệ chặt chẽ với nhau và phù hợp với các xã hội và sự thực hành Phật giáo đương đại: vai trò của giáo dục trong môi trường tu viện; ý nghĩa của giáo dục tôn giáo trong Phật giáo thế tục; vai trò của giáo dục Phật giáo trong sự chuyển biến xã hội. Đặc biệt, mục tiêu của chúng tôi là phản ánh cách thức mà mỗi loại giáo dục này được phân giới và những hàm ý của nó đối với Phật tử nữ, cả về mặt tinh thần cũng như về sự phát triển xã hội của họ. Trong khi cả ba khía cạnh của nền giáo dục này đều phù hợp với các truyền thống Phật giáo khác nhau và trong các địa hạt Phật giáo khác nhau, chúng tôi chỉ xem xét chúng trong Phật Theravada và sẽ đặc biệt tập trung vào kinh nghiệm của phụ nữ ở Thái Lan và Campuchia.

Trong bài viết này, chúng tôi cho rằng, mặc dù giáo dục đóng vai trò quan trọng trong các truyền thống Phật giáo và mụch đích của những lời giáo huấn của Đức Phật là để giáo dục cá nhân, dù là nam hay nữ, vượt qua khổ đau (dukkha), nhưng trên thực tế, phụ nữ ít có cơ hội để học tập và ứng dụng Dhamma hơn. Chúng tôi cho rằng điều này không hề liên quan đến khả năng thực hành Phật giáo của nữ giới, mà thay vào đó có thể được xem như là một phần của xu hướng được tìm thấy trong nhiều truyền thống tôn giáo nơi phụ nữ thường bị khước từ sự tiếp cận với các thể chế do nam giới nắm giữ. Hơn nữa, phụ nữ Phật giáo trong nhiều hàon cảnh không ở vị trí có thể đảm nhiệm công việc học thuật một cách nghiêm túc nhằm vào việc hé mở thành kiến thức về giới và thú đẩy những giải thích mang tính bình đẳng giới hơn, do đó hệ thống gia trưởng trong truyền thống hiện đại hầu như không bị thách thức. Một yếu tố quan trọng của bài viết này là khám phá những ngôn ngữ khác nhau (different discourses) về vai trò của bhikkhuni và mae chi, thông qua việc xem xét mối quan hệ của họ với nền giáo dục của tu viện và thế tục dành cho nữ giới. Sau cùng, chúng tôi đặt câu hỏi, mối quan hệ giữa sự tái khẳng định các quyền thọ giới truyền thống của nữ giới và trao quyền cho nữ giới thông qua giáo dục là gì?

Phật giáo, Giới và giáo dục trong môi trường tu viện Thái Lan

Cho tới tương đối gần đây, các bé gái ở Thái Lan phải chịu sự bất lợi về mặt giáo dục so với các bá trai, được thể hiện ở chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc (United Nations Development Programme_UNDP). Mặc dù Phát triển Thiên niên kỷ liên quan đến giáo dục và rất có khả năng đạt được mục tiêu khác, chất lượng của điều khoản về giáo dục cho trẻ em trong các gia đình nghèo nhất. Vài học giả, chất lượng của điều khảon về giáo dục đang là vấn đề được quan tâm, giống như điều khoản về giáo dục cho trẻ em trong các gia đình nghèo nhất. Vài học giả, cả Thái Lan và phương Tây, đã ám chỉ Phật giáo là nhên tố giải thích cho sự bất bình đẳng giới trong lịch sử, đặc biệt ở những khu vực nghèo nhất. Trong khi các thanh niên nam có thể dành thời gian sống trong các ngôi chùa (wats) như là “thầy tu tạm thời”, nơi họ nhận được nền giáo dục phổ thông và giáo dục tôn giáo (Dhamma) miễn phí. Sự thọ giới làm “thầy tu tạm thời” tiếp tục là một nghi lễ di chuyển (rite of passage) cho thanh niên Thái và mang đến cho họ phước đức cũng như lợi thế trong giáo dục và về tinh thần, vượt trên những thứ được nhà nước cung cấp. Vì cơ hội này không được dành cho nữ giới, kết quả là các bé gái nhà nghèo có sự lựa chọn giới hạn hơn về sự hướng dẫn giáo dục (và tâm linh), có thể cho rằng có trách nhiệm lớn hơn trong việc giúp đỡ gia đình về tài chính. Ở đây, chúng ta tìm hiểu kỹ hơn tại sao lại có sự tràn vào các đô thị như Bangkok của các cô gái nông thôn nhà nghèo, để chu cấp cho gia đình lớn hơn của họ, một số phải làm việc trong ngành thương mại tình dục.

Nhà hoạt động xã hội người Thái Ouyporn Khuankaew đưa ra quan điểm tương tự khi bà cho rằng: số gái điếm ở Thái Lan gần bằng số thầy tu. Nếu các cô gái trẻ ở nông thôn có được cơ hội tương tự như nam giới để bước vào đời sống tu viện thì họ sẽ được tiếp cận với giáo dục và đồng thời có thể đền đáp sự biết ơn về tinh thần cho cha mẹ mình. Những cơ hội này có thể mang lại cho các cô gái và nữ giới nền giáo dục tự việc đích thực và sự hướng dẫn về tâm linh để họ có thể trở thành người chỉ dẫn quan trọng về tinh thần cho dân nông thôn, đặc biệt cho các phụ nữ và thiếu nữ khác. Tuy nhiên, do sự thống trị của nam giới trong Phật giáo Thái Lan, thiếu nữ và phụ nữ bị tước mất cơ hội này. Kết quả là họ trở thành nạn nhân của nhiều loại bạo lực chống lại phụ nữ và thiếu nữ, chẳng hạn như bạo lực gia đình, hãm hiếp và mại dâm cưỡng bức.

Tuy nhiên, tại sao các gia đình lại thích nền giáo dục tu viện cho con gái mình hơn nền giáo dục “miễn phí” của nhà nước? Lý lẽ này dựa vào giả định rằng một nền giáo dục tu viện có thể đã thêm giá trị cho các cô gái nghèo, vì nó cũng có hàm ý về sự thoả hiệp giữa việc đi học và di cư. Trong khi Khuankaew không điền được vào khoảng trống ở đây, trường hợp của cô dường như dựa vào thực tế là những cô gái nghèo hiện nay bị khước từ cơ hội tương tự của các bé trai thì rất có thể một số gia đình nghèo sẽ chọn điều đó, vì họ có thể được nhiều phước và uy thế thông qua con đường giáo dục đặc biệt này.

Cuộc thảo luận về việc nữ giới có thể ghi danh làm thầy tu tạm thời ở Thái Lan thường gắn liền với các tranh luận về sự khôi phục sự thọ giới của bhikkuni. Người ta cho rằng việc tạo ra một cộng đồng nữ tu sĩ được thọ giới đáng kính và được công nhận trong Phật giáo Thái Lan cuối cùng có thể dẫn đến việc thể chế hoá nền giáo dục bên trong tu viện cho nữ giới cũng như nam giới, cải thiện tương lai xã hội và tinh thần cho nữ giới.

Sự ủng hộ việc khôi phục sự thọ giới cho bhikkhuni lưu tâm tới cách thức mà hệ thống thứ bậc giới trong Phật giáo có ảnh hưởng văn hoá rộng rãi tới thái độ xã hội muốn tước quyền của phụ nữ và giới hạn sự phát triển của họ. nhiều người ủng hộ sự thọ giới của bhikkhuni cho rằng có mối quan hệ trực tiếp giữa thân phận thấp kém của phụ nữ trong nhiều truyền thống Phật giáo và thân phận hạ cấp của phụ nữ trong các xã hội Phật giáo. Do đó, việc giới thiệu sự thọ giới cho bhikkhuni được xem là không chỉ có ý nghĩa quan trọng vì lý do tôn giáo. Điều có lợi cho những phụ nữ nựa chọn con đường theo đời sống tôn giáo, mà còn vì nó có khả năng trao quyền rộng rãi hơn cho phụ nữ. bao gồm việc tạo điều kiện cho nữ giới được thọ giới như tu sĩ tạm thời và như vậy có thể nhận được sự giáo dục và ủng hộ của xã hội. Trong tham luận của chúng tôi, và chắc chắn trong nhiều tham luận của hội thảo này, những cách thức mà những người ủng hộ việc thọ giới cho bhikkhuni gặp phải trong truyền thống Theravada sẽ được nghiên cứu chi tiết hơn. Mặc dù bị phản ứng mạnh mẽ, ngày càng có nhiều nữ tu sĩ Thái Lan tham gia vào cải cách tôn giáo va xã hội, những người đưa giáo dục vào trung tâm của chương trình nghị sự của họ. Thông qua việc ủng hộ sự thọ giới cho bhikkhuni, họ nhắm vào việc thúc đẩy khả năng thực hành Dhamma của phụ nữ; giáo dục công chúng về sự bình đẳng của phụ nữ với nam giới; và cung cấp giáo dục thế tục trong các ngôi chùa, trường học và các bối cảnh xã hội khác. Tuy nhiên, sự chấp nhận và phát triển rộng rãi của phong trào bhikkhuni ở Thái Lan vẫn là một con đường dài phía trước, nếu n1o thực sự muốn phát triển và đạt được mục tiêu của mình. Do đó, việc thể chế hoá giáo dục cho nữ giới và nam giới trong các ngôi chùa thông qua các nhóm bhikkhuni ủng hộ là việc không mấy khả thi hiện nay.

Thay vào đó, những người khác đã hướng sự chú ý vào việc cải cách thể chế mae chi (nữ tu sĩ 8-10 giới) như là phương tiện cho cả việc đưa phụ nữ tiếp cận với giáo dục và việc biến đổi những nguyên mẫu tiêucực được truyền thống ủng hộ. Dù vậy, vẫn còn tồn tại khá nhiều quan điểm tiêu cực về tính hợp lý của thể chế mae chi và khả năng mỗi mae chi sẽ còn hiệu lực và các thầy cô đáng kính trong xã hội nơi họ thường được phát hoạ như những phụ nữ lầm lạc và cơ cực, những người không có lựa chọn nào khác ngoài việc trở thành các tu sĩ. Tuy nhiên, một số học giả gần đây đã nhấn mạnh một số mae chi nổi tiếng, những người được tôn kính trên toàn quốc (và trên toàn thế giới) về khả năng tâm linh của họ, bao gồm những người đến từ hàng ngũ cao hơn trong Tăng đoàn Thái Lan (Thai Sangha). Mặc dù bức tranh ngày càng sắc nét về mae chi xuất hiện trong học thuật phương tây nhưng vẫn có ít mae chi thành công hơn các thầy tu và những căng thẳng về địa vị xã hội và tôn giáo, và ảnh hưởng sau đó của nó đối với các cơ hội giáo dục cho phụ nữ vẫn còn.

Phật giáo Thái lan không chỉ phù hợp với sự phân tích về giáo dục giới trong bối cảnh tu viện, mà còn cả trong môi trường rộng lớn hơn, vì các thầy tu đóng vai trò quan trọng về mặt giáo dục và tâm linh trong nhiều cộng đồng cư sĩ Thái Lan. Điều này rõ ràng có ảnh hưởng tới chất lượng của giáo dục tôn giáo cho nữ cư sĩ và phàn ánh đặc trưng những giải thích mang tính gia trưởng truyền thống của truyền thống.

Giáo dục tôn giáo cho Nữ Phật tử

Từ những cải cách giáo dục của Điều luật giáo dục Quốc gia năm 1999 (1999 National Education Act), ít nhất chín năm giáo dục “thế tục” (không thuộc tu viện) là bắt buộc cho các bé trai và bé gái ở Thái Lan, mặc dù như chúng ta đã chỉ ra, tiếp tục có sự chênh lệch, đặc biệt giữa người giàu và người nghèo. Đối với các nữ cư sĩ, đặc biệt là những người thuộc các gia đình có thu nhập thấp hơn không muốn sống như các tu sĩ thì cơ hội đối với giáo dục tôn giáo và tâm linh cũng thường bị hạn chế. Thầy tu là người dẫn dắt thự chúng sinh đối với sự phát triển tinh thần và kiến thức, cả trong môi trường tu viện thông qua vai trò mục sư của cộng đồng và vai trò giáo dục. Mặc dù một phần vai trò của thầy tu là giải phóng mọi chúng sinh khỏi samsara, nhưng người ta cho rằng trên thực tế, nhiều tu viện ở Thái Lan duy trì quá trình lặp lại của Phật giáo gia trưởng. Vì phụ nữ được xem như là mối nguy cho sự độc thân nên các tu viện nam thường bị cấm không được tiếp xúc với phụ nữ. Điều này cuối cùng hạn chế khả năng cung cấp sự hướng dẫn tinh thần sâu sắc của họ cho các tín đồ nữ. Về lịch sử, việc học và dịch các văn bản Phật giáo từ tiếng Pali là địa hạt của thầy tu được thọ giới hay các học giả. Do đó, sự lựa chọn về cái được dạy cho cư sĩ thường là đối tượng giải thích của các thầy tu. Mặc dù các kinh sách Pali cũng có mặt ở Thái Lan nhưng người ta đang tranh cãi về mức độ đọc và tận dụng của chúng. Do đó, các thầy tu vẫn là người dẫn dắt chủ yếu cho nền giáo dục và phát triển tâm linh và có thể lựa chọn tiếp tục những thông điệp về “kamma thấp kém” và thân phận của phụ nữ đối nghịch chắng hạn, một vài thông điệp có thể tích cực hơn trong các văn bản như Therigatha. Lucinda Joy Peach đặt vấn đề về việc tác phẩm gần đây nghiên cứu trong khuôn khổ “phong trào tôn giáo đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ” (religious feminism) phải tìm kiếm những giáo lý tích cực trong các văn bản Phật giáo hiện có và những văn bàn này có thể được đưa vào thực hiện như thế nào và hỏi, “ai đang làm công việc giải thích, và giải thích cho ai?”.

Mặc dù các trường Phật giáo Chủ Nhât (Buddhist Sunday Schools) có cung cấp sự hướng dẫn về tinh thần cho các bé trai và bé gái, nhưng hiện nay các bé gái không có được sự tiếp cận phổ biến với nền giáo dục Dhamma chuyên sâu và tri thức tôn giáo, những thứ mà các bé trai được tiếp cận thông qua tu viện là sự thọ giới (tạm thời). Do giới hạn của thể chế mae chi hiện có nên các nữ cư sĩ ở trong vị trí khó khăn, họ không có một lựa chọn rõ ràng đối với việc thầy tu cungc ấp giáo dục, sự ủng hộ, hay phước mà nam giới có thể có được thông qua sự giao thiệp của họ với các Bhikkhus. Mặc dù Mc. Daniel cho rằng chất lượng và ý nghĩa của các cơ hội giáo dục mà các bé trai có được trong các tu viện có thể đã được cường điệu hoá, nhưng sự bất bình đẳng thực tế và hàng ngày về cơ hội giữa các bé trai và bé gái vẫn tiếp tục. Trong khi bhikkhus thường được các Phật tử xin lời khuyên và sự ủng hộ thì những giới hạn về văn hoá khiến cho phụ nữ khó có thể tìm kiếm sự khuyên bảo tinh thần và thực tế từ các nhân vật tôn giáo, đặc biệt là về những vấn đề về tình dục hay thầm kín. Những người cung cấp tin tức cho chúng ta ở Thái Lan cho rằng bhikkunis và mae chi rất có khả năng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực này nếu họ có sự ủng hộ về thể chế phù hợp. trên thực tế, nhiều người đã tham gia vào nền giáo dục tôn giáo không chính thức và công việc phục vụ xã hội với phụ nữ và trẻ em, những người mà nếu không thì sẽ thấy khó có thể tìm kiếm sự khuyên bảo và hướng dẫn từ các nhân vật tôn giáo về các lĩnh vực tinh thần cũng như thực tế.

Sau khi xem xét vai trò của bhikkhuni và mae chi trong tu viện và trong Phật giáo thế tục ở Thái Lan, chúng ta cũng có thể thấy rằng mỗi người gắn kết với các phong trào cải cách có thể đóng góp đáng kể cho các chương trình nghị sự về sự thay đổi xã hội. Mặc dù có những vấn đề chưa được giải quyết về sự thọ giới của bhikkhuni trong Phật giáo Theravada nhưng vẫn có khả năng giáo lý của đạo Phật và vai trò tôn giáo cho phụ nữ có thể mang tính giáo dục và biến đổi. Trong phần cuối của bài viết này chúng tôi xem xét vai trò của nữ Phật tử trong sự phát triển xã hội, tập trung vào Campuchia.

Giáo dục Phật giáo và sự biến đổi xã hội cho phụ nữ

Ở Campuchia, một đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh, bạo lực và chính trị, các nữ tu sĩ tam hay mười giới (donchee), na ná như mae chi của Thái Lan, giữ vai trò trong nền giáo dục liên quan đến phát triển xã hội. Campuchia phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong nỗ lực nhằm tăng sự ghi danh vào trường học trên mức tiểu học và chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) đã xác định có sự chênh lệch về giới trong thành tựu về giáo dục. Phụ nữ Campuchia ít được đại diện trong lĩnh vực công, phải đối mặt với tử vong sinh đẻ và nhiễm HIV cao, và phải trải nghiệm mức độ bạo lực gia đình cao. Giống như nước láng giềng Thái Lan, đa số người dân Campuchia theo Phật giáo Theravada. Khemacaro cho rằng, “Phật giáo là thể chế suy nhất vượt xuyên qua sự phân chia sâu sắc về chính trị đang làm chia rẽ người dân Campuchia hôm nay”. Theo sau sự tái thiết lập của các thể chế tu viện thời Hậu Khmer (post-Khmer Rouge), nhiều học giả đã xác định được vai trò giáo dục và xã hội của Phật giáo ở Campuchia, đặc biệt là với phụ nữ, biện luận rằng chính những phụ nữ thực hành tôn giáo có khả năng là những người đáng tinc ậy và thành công nhất. Một ví dụ là các nữ tu sĩ và chương trình giáo dục nuôi con bằng sữa mẹ của Wat Grannies. Liên minh Sức Khoẻ Trẻ Em và Sinh Sản ((RACHA), được tài trợ bởi một tổ chức phát triển quốc tế, USAID) đã làm việc với Tổ chức của NỮ tu sĩ và nữ cư sĩ (do Quỹ Heinrich Boll thiết lập vào thập niên 1990) nhằm đào tạo hơn 2000 donchee và upasikas (nữ Phật tử) để khuếch tán thông tin cho phụ nữ về việc thực hành nuôi con bằng sữa mẹ ban đầu ở các tỉnh Pursat, Siem rệp và Kampot. Phụ nữ tôn giáo như donchee hay upasika được những người thực hành phát triển (development pratitioners) ủng hộ nhằm giáo dục phụ nữ, vươn ra ngoài trong cả không gian công cộng (như chợ búa) và trong gia đình. Kết quả của sự giáo dục y tế cấp cơ sở này là sự gia tăng số phụ nữ có khả năng thực hiện việc nuôi con bằng sữa mẹ thời kỳ đầu và do đó cải thiện sức khoẻ trẻ sơ sinh. RACHA cũng làm việc với các donchee và upasika để giáo dục cà đàn ông và phụ nữ về phương pháp tránh thai và việc ph2ong chống HIV/AIDS; vào năm 2002 cả hai chương trình đều bắt đầu mở rộng về mặt địa lý thông qua Campuchia. Theo RACHA, lợi ích của việc làm việc với phụ nữ tôn giáo là “giữa sự thiếu tin cậy đối với chính phủ”, các donchee và upasika là những người có ảnh hưởng nhiều hơn do kết quả của sự gắn kết của họ đối với Phật giáo.

Tuy nhiên, trong khi hiệp hội nữ tu sĩ và nữ cư sĩ (Association of Nuns and Laywomen), như học viện mae chi của Thái Lan, đem lại sự ủng hộ về giáo dục cho phụ nữ cả trong lĩnh vực tôn giáo và thế tục thì trình độ học vấn ccủa bản thân các donchee vẫn còn hạn chế. Giống như ở Thái Lan, điều này có tác động trực tiếp tới địa vị của họ trong xã hội Campuchia so với Tăng đoàn. Một donchee phát biểu: “hầu hết chúng tôi đều ít được giáo dục. Trước hết chúng tôi phải học để có thể được ông nhận là bình đẳng với tăng sĩ trong xã hội Campuchia”. Bên cạnh đó, đối với các nữ Phật tử, có sự căng thẳng giữa việc tham gia vào công việc xã hội và sự phát triển giáo dục thế tục, và việc tu tập trong một sòng tôn giáo theo truyền thống không đánh giá cao sự tham dự vào các vấn đề “thế tục”. Tuy nhiên, nếu sự cân bằng có thể đạt được bằng việc phát triển cơ hội cho cac donchee thì sự ủng hộ đối với sự phát triển xã hội và giáo dục có thể đồng thời nâng cao hình ảnh của họ và đạt được sự ủng hộ thêm từ xã hội rộng lớn hơn.

Kết luận

Trong bài viết này, chúng tôi đã xác định một số phức tạp liên quan đến giới, Phật giáo và giáo dục như được trãi nghiệm bởi phụ nữ ở Thái Lan và Campuchia. Phật giáo cung cấp nền tảng cho các giá trị gia trưởng ảnh hưởng tới nền giáo dục và các cơ hội của phụ nữ, nhưng cũng có thể hoạt động như nguồn trao quyền cho phụ nữ trong hoàn cảnh họ bị áp bức và ở thế bất lợi so với nam giới. Quá trình “trao quyền” cho nữ giới này, điều chúng ta sẽ thảo luận chi tiết hơn trong một chương của cuốn sách sắp ra đời, có cả thành phần tôn giáo lẫn thế tục. Cả ba loại giáo dục liên quan đến nhau (tu viện, thế tục và sự phát triển xã hội) mà chúng ta thảo luận ở đây đều có tác động quan trọng tới các trãi nghiệm sống của cá nhân mỗi phụ nữ và không thể xem xét một cách riêng lẽ. Cuối cùng, mỗi loại giáo dục gắn với những phong trào cải cách có thể đóng góp đáng kể cho chương trình nghị sự nhằm thay đổi xã hội.

 

 

Emma Tomalin và Caroline Starkey

Người dịch: SC Như Nguyệt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới Thiệu:

    Chùa Sắc Tứ Khải Đoan là ngôi chùa đầu tiên của tổ chức Phật Giáo có mặt tại Đaklak, được xây dựng vào năm 1951. chùa tọa lạc trên khu đất rộng 7 mẫu 8 sào 28m2, do Đoan Huy Hòang Thái Hậu Hòang Thị Cúc hiến cúng cho Tổng Hội Phật Giáo trung phần.

Thông báo

Số Lượng truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 43


Hôm nayHôm nay : 1215

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 542545

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 32041184


Thiết kế website