Khám phá pho tượng Phật lên sách kỷ lục Guinness

Thứ tư - 04/04/2012 12:18
Khám phá pho tượng Phật lên sách kỷ lục Guinness

Khám phá pho tượng Phật lên sách kỷ lục Guinness

Chốn già lam Hòe Nhai toạ lạc trên phố Hàng Than (Hà Nội) xưa nay nổi tiếng với pho tượng “Vua sám hối” độc nhất vô nhị chỉ có ở Việt Nam.
 
Pho tượng là kết quả từ cuộc... pháp nạn
Trao đổi với PV Kienthuc.net.vn, Đại đức Thích Tâm Hoan (trụ trì chùa Hòe Nhai) cho hay: “Vào những thập niên của thế kỷ 17, dưới xã hội thời hậu Trần, Phật giáo Việt Nam không còn thịnh hành và đóng vai trò làm Quốc giáo nữa mà nó trở nên suy tàn và yếu kém”.
Cũng theo Đại đức Tâm Hoan thì đời vua Lê Hy Tông, Ngài đã ban một sắc lệnh hà khắc là đuổi hết các nhà sư lên rừng. Điều này khiến cho cảnh chùa chiền thời đó bị bỏ hoang, nền Phật giáo nước nhà rơi vào thảm cảnh cùng cực nhất. Vì thế, đã có rất nhiều Tăng, Ni ở các chùa phải hoàn tục”.
Đứng trước cuộc pháp nạn của Phật giáo thời đó, Hòa thượng Tông Diễn (Thiền sư đắc đạo, là thế hệ thứ hai của phái Tào Động ở Việt Nam, được biết đến với tên Tổ Cua, Tổ Cáy - PV) đã quyết tâm vượt qua mọi khó khăn tìm cách về kinh thành Thăng Long gặp vua Lê Hy Tông để giảng giải cho Vua hiểu và có niềm tin vào đạo Phật.
Pho tượng “vua sám hối” với tạc hình nhà vua đang cõng Phật trên lưng
 
“Về được kinh thành, Hòa thượng đã viết một bức sớ gửi đến vua với nội dung là vào đời Trần, đời Lý, các vua hết sức coi trọng đạo Phật, do đó quốc gia được thịnh trị. Đạo Phật khiến người ta giảm bớt tham sân si, nó như một viên ngọc quý của quốc gia. Vậy tại sao cho đến giờ đạo Phật lại bị cho rằng không mang lại lợi ích gì cho xã hội...” - Đại đức Tâm Hoan kể.
Sau khi đọc xong bức sớ đầy tâm huyết, vua Lê Hy Tông đã hiểu được những gì mà Hòa thượng muốn nói, từ đó vua đã bừng tỉnh và ngộ ra được chân lý của đạo Phật. Vì vậy, vua đã xóa bỏ sắc lệnh đã ban trong Phật giáo trước đó và mời Hòa thượng vào trong triều đình để thuyết pháp.
Để thể hiện sự sám hối và sửa chữa bản thân, vua Lê Hy Tông đã cho người tạc một pho tượng lớn có hình dáng nhà vua đang phủ phục dưới đất cõng Phật trên lưng và đặt tên pho tượng này là “Vua sám hối”.
Trở thành pho tượng “độc nhất vô nhị”
Pho tượng “Vua sám hối” sơn son thếp vàng và được tạc hình ảnh một nhà vua quỳ năm vóc sát đất (hai tay, hai chân và cái đầu đụng mặt đất - PV) còn bên trên lưng vua là một pho tượng Phật đang ngồi thiền.
“Đây là pho tượng độc nhất vô nhị, chỉ có duy nhất ở Việt Nam. Đã có rất nhiều khách trong và ngoài nước đến chùa để chiêm bái và nghe sự tích về pho tượng này” - Đại đức Thích Tâm Hoan chia sẻ.
Điểm nổi bật nhất ở pho tượng, người sám hối lại là một nhà vua trị vì của một đất nước cũng phải tự nhận lỗi và xem lại chính mình. Chính điều đặc biệt này đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm không chỉ có khách thăm quan mà ngay cả những nhà khoa học.
Pho tượng đã lột tả rõ nét sự nhận lỗi chân thành trước những sai lầm của chính mình.
 
"Pho tượng này là để muôn đời chứ không phải là để hoài cổ, như một di tích. Vị vua này đã nghĩ đến một mai hậu của tấm lòng con người, rằng muốn phát triển và thúc đẩy thì phải thay đổi, phải nhận ra mình và cung kính sửa bỏ, thành thực và có một thái độ, nghị lực lớn thì mới đạt được trí tuệ để thay đổi nhân quần xã hội" - Tiến sĩ Hán học Cung Khắc Lược khẳng định.
Pho tượng vua sám hối đã lột tả rõ nét được sự nhận lỗi chân thành trước những sai lầm của chính mình, chứ không phải là sự trừng phạt đầy tội lỗi hay là theo quy luật nhân quả trong đạo Phật.
Ngoài ra cũng theo Đại đức Tâm Hoan thì pho tượng này còn có ý nghĩa nhắc nhở mọi người, dù ở vị trí nào trong xã hội thì cũng nên biết sửa bỏ những yếu kém và các thói hư tật xấu thì mới mới hoàn thiện được bản thân và có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trải qua, hơn 4 thế kỷ đến nay pho tượng “vua sám hối” vẫn còn nguyên những giá trị về tôn giáo và độc đáo nghệ thuật của chùa cổ Hòe Nhai.

Năm 2006, nhân dịp UNESCO công nhận lễ Phật đản là lễ hội tôn giáo thế giới, nhiều công trình văn hóa Phật giáo đặc sắc khắp châu Á được nhắc đến. Trong đó có pho tượng “Vua sám hối” độc nhất chỉ có ở Việt Nam, với tạc hình độc đáo, pho tượng đã được ghi vào sách kỷ lục Guinness.

Bùi Hiền

Theo Kienthuc.net.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới Thiệu:

    Chùa Sắc Tứ Khải Đoan là ngôi chùa đầu tiên của tổ chức Phật Giáo có mặt tại Đaklak, được xây dựng vào năm 1951. chùa tọa lạc trên khu đất rộng 7 mẫu 8 sào 28m2, do Đoan Huy Hòang Thái Hậu Hòang Thị Cúc hiến cúng cho Tổng Hội Phật Giáo trung phần.

Thông báo

Số Lượng truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 62


Hôm nayHôm nay : 7296

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 170087

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 29109141


Ảnh đẹp