Nhà sư được người dân phát hiện chết trên vũng máu với nhiều vết
chém được cho là đến từ một nhóm người theo Hồi giáo cực đoan ở nước này.
Một nhà sư cao niên tại Bangladesh bị giết hại dã man tại ngôi chùa cùa ngài ở quận Bandarban phía Đông Nam nước này. Nhà sư được người dân phát hiện chết trên vũng máu với nhiều vết chém được cho là đến từ một nhóm người theo Hồi giáo cực đoan ở nước này. Chưa có tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm cuộc tấn công, trong khi đó cảnh sát cũng chưa có nỗ lực để tìm ra thủ phạm. Mặc dù đã có một nhóm nhà nước Hồi giáo và một nhóm có liên hệ đến tổ chức khủng bố al-Qaida đứng ra nhận trách nhiệm tuy nhiên nhà cầm quyền cho rằng cả hai nhóm này đều không phải là thủ phạm. Nhiều vụ sát hại dã man đã diễn ra trong những ngày gần đây không chỉ đối với cộng đồng Phật giáo thiểu số tại đây, mà còn đối với các tôn giáo thiểu số khác như Kitô giáo và Hindu trong đất nước Hồi giáo chiếm đa số này.
Các nhà sư biểu tình kêu gọi ngưng giết các tu sĩ sau khi có một vị sư lớn tuổi bị chém chết trong tự viện vào sáng sớm thứ Bảy. (Hình: Lahore Daily Times)
Trong bối cảnh đó, ngài Bhikkhu Bodhi, Chủ tịch Hội cứu tế Phật giáo toàn cầu đã viết thư gởi tới thủ tướng Bangladesh. Sau đây là nội dung bức thư:
Kính thưa Bà,
Là một tu sĩ Phật giáo cao cấp của nước Mỹ và người sáng lập tổ chức cứu thế toàn cầu với nhiều dự án tại Bangladesh, tôi viết thư cho bà với quan ngại sâu sắc về sự an toàn của các tôn giáo thiểu số ở nước bà. Giống như rất nhiều người khắp nơi trên thế giới, tôi đã bị sốc khi nghe tin về vụ giết hại tàn bạo một tu sĩ Phật giáo chỉ 340 km từ thủ đô Dhaka, diễn ra vào ngày 14 tháng 5 vừa qua.
Tôi cũng biết rằng đây không phải là một trường hợp riêng lẻ. Những người khác thuộc các nhóm tôn giáo thiểu số như Phật giáo, Ấn Độ giáo, Kitô hữu, và thậm chí cả Hồi giáo không thuộc dòng Sunni đã bị giết hại tàn bạo ở Bangladesh trong năm qua. Điều này là khủng khiếp và là nỗi nhục nhã đối với các quyền căn bản của con người trong việc thực hành một cách hòa bình tôn giáo mà họ đã lựa chọn.
Điều cần thiết là chính phủ Bangladesh phải hành động hiệu quả để ngăn chặn tai họa này lan rộng. Tôi đề nghị bốn biện pháp:
(1) Một cuộc điều tra nghiêm khắc phải được thực hiện nhằm tìm ra những kẻ giết nhà sư và đem chúng ra trước công lý. Việc xét xử phải công bằng và minh bạch nhằm ngăn chặn người dân vô tội bị buộc tội mà họ đã không phạm tội nhằm tạo ra ấn tượng đối với hành vi đã thực hiện.
(2) Những nơi cầu nguyện của các tôn giáo thiểu số phải được cảnh sát bảo vệ, đặc biệt là trong khu vực có nguy cơ bị tấn công bởi những kẻ chiến binh Hồi giáo. Vị sư đã nhận tin đe dọa sát hại trước cuộc giết hại và đúng ra ông ấy cần được bảo vệ.
(3) Các nhóm Hồi giáo ủng hộ bạo lực đối với các tôn giáo khác và gieo rắc sự không khoan dung phải được phản đối và ngăn cấm.
(4) Để cải thiện cách con người suy nghĩ, họ phải được giáo dục về tầm quan trọng của sự khoan dung tôn giáo và giá trị của sự hòa hợp tôn giáo cho sự phát triển đất nước. Giáo dục nên bắt đầu ở trường học với trẻ nhỏ. Chỉ khi con người tôn trọng lẫn nhau, họ mới có thể phát triển cùng nhau.
Tôi chân thành hy vọng bà sẽ hành động theo các đề xuất này, ưu tiên trước mắt hai điều đầu tiên để ngăn chặn sự lặp lại những vụ giết hại đã diễn ra cách đây vài ngày.
Cảm ơn bà rất nhiều vì sự quan tâm đến bức thư này.
Trân trọng,
Tỳ kheo Bhikhhu Bodhi
----------------------------------------
Dear Madam,
As a senior American Buddhist monk and founder of a global relief organization with several projects in Bangladesh, I write to you with deep concern about the security of religious minorities in your country. Like so many people around the world, I was shocked to read of the brutal murder of a Buddhist monk just 340 km from Dhaka, which took place on May 14th.
I also learned that this was not an isolated incident. Other people of minority religions - Buddhists, Hindus, Christians, and even non-Sunni Muslims - have been brutally killed in Bangladesh over the past year. This is appalling and an affront to the inherent rights of people to peacefully practice the religion of their choice.
It is necessary that the government of Bangladesh take effective action to prevent this scourge from spreading. I suggest four measures:
(1) A relentless investigation must be made to find the killers of the venerable monk and bring them to justice. The trial must be fair and transparent, to prevent innocent people from being charged with a crime they did not commit in order to give the impression action has been taken.
(2) Places of worship of minority religions must be given police protection, especially in areas at risk of attack by Islamist militants. The monk had received death threats before the murder and he should have been provided with protection.
(3) The Islamist groups that advocate violence against other religions and spread intolerance must be opposed and suppressed.
(4) To improve people’s ways of thinking, they must be educated about the importance of religious tolerance and the value of religious harmony for national development. Education should begin in the schools, with young children. Only when people respect each other can they flourish together.
I sincerely hope you will act upon these suggestions, giving immediate priority to the first two in order to prevent repetitions of the murder that occurred a few days ago.
Thank you very much for your attention to this letter.
Sincerely yours,
Ven. Bhikkhu Bodhi