Thiền sư Thảo Đường là thiền sư Trung Quốc sáng lập thiền phái Thảo Đường, một trong ba thiền phái quan trọng của Thiền tông Việt Nam. Tuy nhiên, do một số đặc điểm không phù hợp và còn nhiều hạn chế nên thiền phái này đã bị mai một sau hơn 100 năm tồn tại.
(Vị đệ tử xuất gia và chứng quả A la hán đầu tiên của đức Phật, là thành viên đầu tiên của giáo đoàn, có pháp lạp cao nhất)
Năm 21 tuổi (1279), Ngài được Trần Thánh Tông truyền ngôi, trị vì thiên hạ Đại Việt, lấy đức trị vì, dân chúng an cư lạc nghiệp, lấy niên hiệu là Thiệu Bảo.
Tổ sư họ Tạ, húy Nguyên Thiều, tự Hoán Bích, sinh giờ Tuất, ngày 15 tháng 5 năm Mậu tý, tức là ngày 08 tháng 7 năm 1648, tại huyện Trình Hưng, phủ Triều Châu, Quảng Đông. Năm 19 tuổi xuất gia với Hòa Thượng Bổn Khao - Khoáng Viên tại chùa Báo Tư, ở Trung Hoa được Bổn sư trao cho Pháp danh Nguyên Thiều, tự Hoán Bích.
Huệ năng đã khai quật nội tâm của mình trong sự cô đơn cùng cực nhất, là người không biết lấy một chữ, không có thầy để trao truyền Phật Tâm, nhưng rồi trở thành một kẻ độc đáo nhất trong việc khơi mở đốn giáo mà chưa có ai sánh bằng.
Là đệ tử rất được Phật tổ yêu mến và là người đứng đầu Tăng già trong giáo hội, Đại Ca Diếp là người đã đứng ra tổ chức lần kết tập kinh điển Phật giáo đầu tiên và quan trọng nhất của Phật giáo. Chính vì thế, người ta vẫn nhắc tới Đại Ca Diếp như một người có công lao đặc biệt trong sự phát triển của Phật giáo sau khi Thích ca Mâu ni nhập diệt.
Tôi là Phật tử thường hay đi chùa và thấy tại Chùa Hương Tích và Chùa Bảo Quang tại thành phố Santa Ana Hoa Kỳ có trình bày 18 ngôi tôn tượng A La Hán. Vậy xin cho biết Thập Bát La Hán là gì? Rất chân thành cảm ơn.
Trong cuộc sống, từ quốc gia xã hội, đến đoàn thể, luật pháp, nội quy, điều lệ là những điều kiện giúp cho tổ chức được kiện toàn, vững mạnh, trường tồn. Ngược lại trong một tổ chức có nhiều người không giữ nội quy, điều luật sẽ trở thành ô hợp dễ tan rã, cụ thể như trong quân đội nếu không có kỷ luật sắt, khi ra trận sẽ bị thất bại. Với tôn giáo cũng thế, tín đồ không tuân giữ điều răn cấm, đạo giáo sẽ bị suy tàn. Khi Ðức Phật sắp Niết Bàn, Ngài A Nan hỏi Phật nhiều vấn đề trong đó có câu hỏi:
1.- TUỔI THƠ KHÔNG LO LẮNG: - Trong 16 vị A La Hán được ghi trong kinh A Di Đà, có một vị tên là A Nậu Lâu Đà, đó chính là tôn giả A Na Luật vậy.
Ca Chiên Diên Có một người anh cũng thông minh tài trí theo cha học đạo làm Bà la môn. Ðể uyên bác hơn, Ca Ca đi nhiều nơi, tham học đạo lý với các Bà la môn danh tiếng. Sau khi đã học hết Kinh điển của Bà la môn, Ca Ca trở về cố hương với ý định lập đàn tràng thuyết giảng kinh Vệ Ðà.
(Vị đạo sĩ Bà la môn tiếng tăm lừng lẫy đầu tiên đã xuất gia theo Phật, từng được xem là vị lãnh chúng số một của tăng đoàn)
Ma Ha Ba Xà Ba Đề, vì là di mẫu của Phật, nên thường được gọi một tên đặc biệt là Kiều Đàm Di (Gautami - Gotami), có nghĩa là con gái của dòng họ Cồ Đàm. Bởi vậy, có lúc tên bà đã được gọi một cách đầy đủ là Ma Ha Ba Xà Ba Đề Kiều Đàm Di.
Lời giới thiệu: Đây là bức thư riêng của nhà nghiên cứu và giảng dạy Hán văn Phạm Phú Thành gởi cho tôi (Giác Hoàng), một trong các học trò cũ của ông. Nhân vì thấy bài viết hữu ích cho những ai muốn xác định cách đọc phương danh của Đường Tam Tạng Pháp Sư nhà Đường là Huyền Trang hay Huyền Tráng, nên chúng tôi sao lại và phân chia bố cục theo ý mình, đồng thời có bổ sung vài điểm cần thiết.
Nếu như Bồ Đề Đạt Ma là người sáng lập nên Thiền tông, được người đời sau gọi là Sơ Tổ của Thiền tông thì người đệ tử tâm đắc của ông là Huệ Khả được người Trung Quốc coi là người ghi công đầu trong việc mang Thiền tông truyền bá ra khắp Trung Quốc. Có lẽ vì lý do này mà sử sách Trung Quốc cho tới nay vẫn lưu lại không ít những câu chuyện đậm chất huyền thoại về cuộc đời vị Tổ thứ hai của Thiền tông này…
I. TIỂU SỬ NGÀI MÃ MINH: - Phần lớn các học giả Phật giáo phương Tây biết đến ngài Mã Minh qua trường ca “Phật Sở Hành Tán” (佛所行讚, S. Buddha-carita-kāvya), thi phẩm nổi tiếng về cuộc đời đức Phật, được viết bằng thơ Sanskrit. Với thiên tài thi ca (poetical genius) Sanskrit vô tiền khoáng hậu,[1] ngài Mã Minh đã góp phần đưa văn học Sanskrit Phật giáo đến đỉnh cao văn chương và triết lý. Ngài Mã Minh không chỉ là một nhà thơ lớn mà còn là nhà đại diễn giả đầu tiên về giáo nghĩa và triết lý Đại thừa, thuộc vào hạng các nhà tư tưởng tiên phong sâu sắc, có nhiều đóng góp cho lịch sử phát triển tư tưởng Phật giáo. Ngài còn là một nhà biện tại vô ngại, một tác gia lớn và một nhạc sĩ.
LỜI NÓI ÐẦU: Trong tủ sách Phật giáo, chúng ta hằng tìm thấy không biết bao nhiêu những cuốn sách nói về Ðức Phật hoặc chung quanh các lời dạy, những giáo thuyết của Ngài.
Nhiều sử sách đã ghi chép lại cuộc đời của Tổ sư Bồ Ðề Ðạt Ma, với những huyền thoại kỳ bí. Xuyên qua những tài liệu: "Cao Tăng Truyện? của Nam Sơn Ðạo Tuyên, "Truyền Ðăng Lục" của Thiền Sư Ðạo Nguyên, và "Bích Nham Lục" của Phật Quả Viên Ngộ, những huyền thoại về ngài được ghi nhận như:
1. Học đạo từ Văn-thù và Phổ Hiền Thiện Tài Đồng Tử là một thanh niên nổi danh do hành Bồ-tát hạnh kiệt xuất. Thiện Tài được cảm hóa và trực tiếp lãnh thọ sự dẫn dắt của Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, qua đó được gián tiếp lãnh thọ ảnh hưởng hạnh nguyện của ngài Phổ Hiền.. Khi mới phát tâm Bồ-đề hành Bồ-tát đạo, Thiện Tài rất ham học hỏi không biết mệt mỏi, một lòng một dạ thực hành chưa hề thối chuyển.
Đang truy cập : 78
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 77
Hôm nay : 20128
Tháng hiện tại : 270527
Tổng lượt truy cập : 27068652