Đạo Phật là đạo cứu khổ độ sanh chứ không phải chỉ cứu những người đã chết. Đừng biến những phương tiện thiện xảo trong việc giải thoát thành những hình thức xa rời lý tưởng giác ngộ chỉ vì mê tín lợi dụng và lợi dưỡng tệ hơn nữa là biến nó thành thủ đoạn để kiếm sống, thành một nghề nghiệp chính.
Nguồn gốc Ngày vía Đức Phật A Di Đà Trong các kinh điển Phật giáo không nói nguồn gốc Ngày vía Đức Phật A Di Đà, vậy vì sao hàng hàng Phật tử lại chọn ngày 17 tháng 11 âm lịch là ngày vía Phật A Di Đà đản sanh. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà như Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Đại Bổn A Di Đà… thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.
Nguyện cầu Phật lực gia hộ cho các độc giả sau khi đọc xong cuốn truyện thơ này sẽ hiểu được lời Phật dạy, sẽ nhớ được điều Phật khuyên, bừng giác ngộ được sự vô thường của cuộc đời mà hướng tâm về con đường giải thoát an lạc, noi theo gương cuộc đời của Đức Phật Thích Ca.
Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn còn có danh hiệu Bồ Tát Chuẩn Đề. Qua hình tượng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn chúng ta cũng có thể thấy được ý nghĩa Công Đức và Phước Đức của Bồ Tát Hạnh.
Đa số các chùa ở Việt Nam thường thờ hai tượng có khuôn mặt thiện và ác. Đây là hai vị Hộ pháp được tạc tượng theo kiểu võ sĩ cổ, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ, một vị tay cầm viên ngọc, vị kia tay cầm binh khí, trong tư thế đứng hoặc ngồi.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn ngự tại giảng đường Trùng các trong tinh xá Trúc lâm, thuộc nước Ma-kiệt-đà. Sắp đến giờ thọ trai, Phật cùng Tôn giả A-nan đắp y mang bình bát vào thành khất thực, thấy một cặp vợ chồng già yếu, hai mắt bị mù, lại thêm nghèo khổ, chỉ có một đứa con duy nhất tuổi vừa lên bảy. Người con này thường đi xin về nuôi dưỡng song thân, khi nào xin được thức ăn ngon, trái cây tươi tốt thì dâng cha mẹ ăn trước còn đồ ăn không ngon, trái cây bầm héo thì tự ăn.
Bồ Tát là một danh từ được phiên âm tiếng Phạn là”Bồ Ðề Tát Ðoả (Bodhisatta hay Bodhisattva) được gọi tắt. Nguyên nghĩa là “Giác hữu tình”, cũng được dịch nghĩa là “Ðại sĩ”.
Trong thiền môn, bức tranh vẽ “Tây Phương Tam Thánh” Bồ Tát Ðại Thế Chí cầm cành hoa sen màu xanh, đứng bên tay phải Ðức Phật A Di Ðà, bên tay trái là Bồ Tát Quán Thế Âm cầm nhành dương liễu và bình tịnh thủy. Trong kinh sách, hai vị Bồ Tát hiện thân cư sĩ nữ hai bên Ðức Phật A Di Ðà tượng trưng Từ Bi và Trí Tuệ.
Nhân nói về mùa Xuân Di-lặc và vị Phật tương lai – Ngài Bồ-tát Di-lặc, có lẽ cũng cần tìm hiểu thêm về một vị Di-lặc khác: Luận sư Di-lặc, thầy của Luận sư Vô Trước.
Mỗi mùa Xuân đến, mọi người đều in thiệp chúc Tết nhau. Trong nhà chùa nói chung, nhất là Phật giáo Bắc tông, hầu hết đều chúc nhau một mùa Xuân Di-lặc. Như vậy đức Phật Di-lặc có liên hệ gì đến mùa Xuân, mà chúng ta cầu chúc nhau như thế. Có nhiều người cho rằng ngày mồng một Tết là ngày vía đản sanh của đức Di-lặc. Tôi chưa biết đó là ngày đản sanh của Hóa thân nào, vào thời đại nào.
Lúc còn học tập, Thái tử đã từng được dạy về bốn giai đoạn trong đời sống của một vị Bà-la-môn:
Qua kinh sách thuộc truyền thống Ðại thừa, ta được biết mỗi vị Phật thường có hai vị Bồ-tát làm thị giả. Nếu như đức Phật A-di-đà có Bồ-tát Quán Thế Âm và Ðại Thế Chí làm thị giả thì một trong hai vị thị giả chính của đức Phật Thích Ca là Văn Thù Sư Lợi, đại biểu cho trí tuệ siêu việt.
Nguyện lớn của Phổ Hiền là luôn tìm việc khó làm, luôn tìm người khó độ để tiếp độ. Ngài thường sanh vào quốc độ có hoàn cảnh khó khăn để gánh vác việc lợi ích chúng hữu tình, nên nguyện của Ngài khó sánh bằng là vậy.
Dược là thuốc, Sư là thầy. Phật tên Dược Sư Lưu Ly Quang Vương. Kinh tên Dược Sư Bổn Nguyện Công Đức. Dươc Sư là ông thầy thuốc. Lưu Ly là một thứ ngọc trong suốt từ trong ra ngoài.
Nhân dịp lễ Vía Bồ Tát Quán Thế Âm 19-9, Ban biên tập xin trân trọng gửi tới quý độc giả được chiêm ngưỡng 45 hình tượng của Bồ Tát Quán Thế Âm đang được tôn trí tại chùa Bằng (1 chính thân, 32 hóa thân, 12 đại nguyện)
Thuở đức Phật Bảo Tạng, Ngài là thái tử con vua Vô Tránh Niệm. Ngài theo vua cha đến nghe Phật thuyết pháp và thỉnh Phật cùng Tăng chúng về cung cúng dường. Do công đức ấy, được Phật thọ ký sau này làm Bồ- tát hiệu là Quán Thế Âm, phụ tá đức Phật A Di Đà giáo hóa chúng sanh và sau nữa sẽ thành Phật hiệu là Phổ Quang Công Đức Sơn Vương (kinh Bi Hoa quyển ba, phẩm Chư Bồ-tát bổn thọ ký).
Những hình ảnh này hy vọng rằng sẽ mang đến niềm hoan hỷ cho quý vị thích sưu tầm hình ảnh về cuộc đời Đức Thế Tôn.
Năm 1978, người dân xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, Quảng Nam tình cờ phát hiện được tượng phật đồng Tara nữ. Ngay sau khi được phát hiện, bức tượng trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và giới chuyên gia.
Đức Địa Tạng là một vị đã chứng bực Đẳng Giác trải đến vô lượng A Tăng Kỳ kiếp rồi. Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sanh, thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật. Do cái bổn nguyện ấy, nên Ngài phân thân nhiều phen, đặng độ thoát hằng hà sa số chúng sanh đương tội khổ, trải đã không biết bao nhiêu kiếp rồi, mà Ngài cũng còn làm một vị Bồ Tát như vậy.
Đang truy cập : 145
Hôm nay : 2489
Tháng hiện tại : 139140
Tổng lượt truy cập : 26937265