Nội dung các pano Mừng Phật Đản PL 2560 tại Chùa Khải Đoan.

Thứ năm - 19/05/2016 18:59


 Kính mừng Phật Đản PL 2560

 
Phật lịch 2560 là thời gian được tính từ ngày Đức Phật thị hiện niết bàn. Nếu tính từ khi Phật hiện diện giữa cõi ta bà này, thì chúng ta cộng thêm 80 năm. Kể từ khi đản sanh 2560 + 80 = 2640. Như vậy Phật đản sanh trước Kyto giáng sinh 624 năm. Theo lịch Ấn Độ thì Ngài đản sinh vào ngày trăng tròn tháng vesakha, nhằm ngày trăng tròn tháng 4 lịch Tàu ( ngày thống nhất theo Đại Hội Phật Giáo thế giới 1950 Tây Colombo thủ đô Tích Lan tức Sri Lanka ngày nay)

 
 Vì chúng sinh Như Lai thị hiện
 
Như Lai là bậc nhìn nhận sự thật các pháp giữa thế gian đúng như nó đang hiện hữu mà tuyên thuyết lên sự thật của các pháp cho chúng sinh hiểu rõ. Con Người ấy (Đức Phật) đã vì chúng sanh mà thị hiện giữa cõi đời này nhằm chỉ rõ cho chúng sinh về sự thật của các pháp. Sự thật của các pháp là vô thường, là khổ, là không thật có, là vô ngã ... giúp chúng sinh hiểu rõ như thế, nhằm chế ngự tự thân, tự mình tu chứng đặng giải thoát luân hồi đau khổ, đạt đến cứu cánh vắng lặng của niết bàn an lạc.

 
  “Thế giới ba ngàn quỳ cả xuống
Chắp tay mừng đón Đấng Pháp Vương”

 
Pháp vương là từ xưng hô đối với Đức Phật, Vua cai quản muôn dân. Đức Phật là bậc thầy đã giác ngộ sự thật các pháp hữu vi cũng như vô vi, hữu hình cũng như vô hình, Ngài thấy rõ mọi ngọn nguồn của sự thật các pháp và truyền dạy cho chúng sinh đặc biệt là loài trời và loài người, nên tôn xưng là Pháp Vương.

Từ gần ba ngàn năm trước, giữa thế giới còn mông muội của muôn loài, Đức Phật đã nhìn rõ quanh thế giới của loài người, còn vô số thế giới khác có chúng sinh đang sinh sống. Ba ngàn thế giới, quý thiện tín thử tính xem! Theo Kinh Phật mô tả, thì chúng ta đang sống trong thái dương hệ của địa cầu. Thái dương hệ ấy, theo khoa học địa lý chúng ta đã học, gồm mặt trăng - mặt trời – quả đất và các hành tinh liên hệ trực thuộc - tất cả đó là tiểu thế giới. Ba ngàn thế giới gồm: tiểu thiên, trung thiên và đại thiên. Một tiểu thiên thế giới gồm 1 ngàn tiểu thế giới ... cả thế 1 trung thiên có 1 ngàn tiểu thiên và 1 đại thiên có 1 ngàn trung thiên. Làm một bài tính nhân của 3 trường hợp đó ta có tam thiên đại thiên thế giới mà kinh Phật thường nhắc đến. Sự xuất hiện của một vị Phật là vô cùng trọng đại và thật hy hữu nên cũng vô cùng cao quý đối với vạn loại chúng sinh trong ba ngàn đại thiên thế giới vậy.



“Thế giới hôm nay bừng tỉnh ngộ
Vesak mừng kỷ niệm Thế Tôn”

 
Đức Phật thị hiện đã gần ba ngàn năm. Nguồn giáo lý đặc thù của Ngài đặc biệt  tính nhân bản của nó đã khiến các chủ thuyết thần quyền lung lay. Chân lý mà Đức Phật thuyết minh vốn dĩ là sự thật đối với các pháp nhân sinh và vũ trụ đang vận hành giữa cuộc sống loài người. Khoa học càng tiến bộ thì chân lý Đạo Phật qua chiều dài lịch sử nhân loại bằng con đường từ bi, hỷ xã, vô ngã và vị tha, không hề gây nên khổ đau cho đồng loại và tha loại. Nên được hội đồng LHQ công nhận là một tôn giáo văn hóa. Đồng thời chọn ngày Phật Đản làm ngày kỷ niệm của thế giới, gọi là vesak nay tam hợp: Đản Sanh – Thành Đạo – Nhập Diệt.


  “Tám mươi năm thị hiện giữa Ta Bà
Cho nhân loại rõ trong ta có Phật”

Vị Bồ Tát hộ minh trong vô số kiếp đã khởi nghiệp “ngũ trược các thế hệ tiên nhập”. Lời nguyện ấy, từ một tiền kiếp xa xôi, khi Ngài đang trong “ a tỳ ngục”, một cảnh giới địa ngục phải gánh chịu những khổ đau khốc liệt nhất. Thuở ấy Ngài chỉ mới phát khởi thiện tâm, rồi trải qua vô số kiếp không ngừng thực hiện lời nguyện, ... cuối cùng chứng quả vị Bồ Tát an trú tại cõi trời đâu suất, chờ đủ cơ duyên giáo hóa mà thị hiện ở thế giới, ngũ trược ác thế này. Thời kỳ Ngài xuất hiện đúng lúc mà con người chỉ là món hàng, là vật tế của các thế lực thần quyền. Nhân phẩm bị chà đạp, giá trị con người bị tước đoạt ... và Ngài thị hiện làm thân người 80 năm ấy, có sinh có diệt, có xuất gia tầm đạo, có chứng đạo rồi thuyết pháp độ sinh ... Ngài muốn nói với loài người rằng: con người vốn cao quý hơn cả, con người có Phật tính, vì thế khả năng thành Phật.


 
“ Cõi bồ để tỏa rạng ánh chân như
Trời Đế Thích ba lần cầu hóa độ”

Bao năm dấn thân vào mọi nẻo, sau khi lìa ngai vàng điện ngọc, vượt dòng Anoma nghiên tầm chân lý giải thoát cho muôn loài, thái tử tất đạt đa rời bỏ lối tu khổ hạnh, thọ bát sữa của nàng mục nữ Tu Xà Đề, Ngài tỉnh tọa dưới tàng cây Tất Bát La và lập thệ nguyện “nếu không tìm ra chân lý, quyết không rời khỏi chốn này”

Lời thề sắc son ấy, sau 49 ngày đêm tham thiền nhập định, Thái Tử Tất Đạt Đa chứng ngộ đạo lý chân thật của các pháp một cách trọn vẹn khi sao mai mọc, sau một đêm chiến đấu với các thế lực ma vương ngoại đạo.

Chứng đạo bồ đề rồi, Đức Thế Tôn còn đắng đo trước sự đối nghịch của hai thực tế. Một bên là chân lý của đạo giác ngộ quá uyên thâm, một bên là căn tánh chúng sanh đã bị khuất sâu bởi các tà thuyết của cường quyền. Làm thế nào truyền đạt chân lý về giác tánh chân như cho chúng sinh, đó là phát nghĩ suy trước giờ lên đường hóa độ.

Bấy giờ Đế Thích rõ được ý của Phật, nên nhiều lần cầu khẩn Thế Tôn lên đường giáo hóa độ sinh.
 
Cẩn Bút : Phước Hải
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới Thiệu:

    Chùa Sắc Tứ Khải Đoan là ngôi chùa đầu tiên của tổ chức Phật Giáo có mặt tại Đaklak, được xây dựng vào năm 1951. chùa tọa lạc trên khu đất rộng 7 mẫu 8 sào 28m2, do Đoan Huy Hòang Thái Hậu Hòang Thị Cúc hiến cúng cho Tổng Hội Phật Giáo trung phần.

Thông báo

Số Lượng truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 107


Hôm nayHôm nay : 19478

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 269877

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 27068002


Ảnh đẹp