Đạo Phật là đạo của trí tuệ. Nếu thiếu trí tuệ, thế gian này sẽ tăm tối, chúng sinh mãi trôi lăn, không có con đường để trở về nẻo giác. Ba đời chư Phật đều y trí tuệ mà chứng đắc Vô thượng Bồ Đề. Là đệ tử Phật, chúng ta cũng nhất tâm phát nguyện mở rộng nguồn tâm để thắp sáng ngọn đèn trí tuệ trong chính tâm thức mình.
Dòng thời gian cứ trôi hoài theo năm tháng, ngày nay, nhân loại đang sống trong sự phồn vinh, sự tiến hóa về phương diện vật chất. Phải nhìn nhận rằng sự tiến hóa vật chất đã giúp cho con người nâng cao đời sống trong sinh hoạt thường nhật, tuy nhiên, nó cũng là mối đe dọa khiến con người luôn sống trong tâm trạng phập phòng, lo sợ; sợ thiên tai, sợ ách nạn, sợ khủng bố, sợ chiến tranh v.v…
Nhằm hướng dẫn đệ tử tu tập đạt được hiệu quả tốt nhất, Ðức Phật đã linh động vận dụng trí tuệ trình bày bằng những ví dụ vừa thực tế, vừa sống động, mang tính hấp dẫn và đầy tính khả thi. Sau đây, soạn giả xin giới thiệu một số ví dụ để độc giả nào tha thiết tìm hiểu giáo lý thâm diệu và phương pháp thiện xảo của Ðức Ðạo Sư có thể dễ dàng tham khảo và đem ra áp dụng.
Đức Phật giảng rằng khi chúng ta gặp phải một trong tám sự kiện ấy (lợi dưỡng, không lợi dưỡng, danh vọng, không danh vọng, tán thán, chỉ trích, an lạc, đau khổ), chúng ta không nên bám theo các điều thuận lợi như: lợi dưỡng, danh vọng, tán thán, an lạc; và chúng ta cũng không nên sân hận với các điều bất thuận lợi như: không lợi dưỡng, không danh vọng, chỉ trích, đau khổ.
“Muốn biết nhân đời trước Xem hưởng quả đời này Muốn biết quả tương lai Xét nhân gieo hiện tại Người mà tâm chân chánh
1 Tùng Duyệt, toạ chủ chùa Đâu-suất[1], thường đặt ra ba câu hỏi sau đây để khảo nghiệm sở kiến của môn nhân về đạo lý của Thiền. 1) Ông bái phỏng từ chỗ này sang chỗ khác, chỉ cốt để thấy tánh[2]; vậy, ngay lúc này, tánh của ông ở đâu? 2) Biết được tự tánh mới có thể thoát khỏi sanh tử; nhưng khi ông chết rồi[3] làm sao thoát? 3) Thoát khỏi sinh tử là biết chỗ đến của mình; vậy khi tứ đại tan rã, chúng ta đi về đâu?
I. KHÁI NIỆM: Từ khởi thủy, Trụ trì là các vị Bồ tát vân tập tại Pháp hội, đạo tràng về mặt bản thể và biểu tượng là để hộ trì Pháp tạng và trang nghiêm Pháp hội. Khi Pháp Tạng được tồn tại vĩnh viễn và luôn luôn phát triển, thì chúng sanh được lợi ích an lạc, giải thoát, chứng quả Bồ Đề Niết bàn.
I.- MỞ ĐỀ: Mọi việc khổ vui trong kiếp hiện tại của chúng ta đều do nghiệp quá khứ và hiện tại chi phối. Nghiệp lành thì được vui, nghiệp ác thì chịu khổ, chúng ta chỉ biết sợ khổ, cầu vui mà không biết tránh nghiệp ác, tạo nghiệp lành. Thế chẳng khác nào kẻ sợ bóng mà cứ đứng ngoài trời nắng, muốn nghe nhạc mà bịt lỗ tai. Một khi nghiệp quả đến, chúng ta dù muốn dù không, tất nhiên cũng phải chịu. Bởi nó là kết quả do hành động của chính mình đã tạo. Mình làm, rồi mình chịu, đó là lẽ công bằng hợp lý của kiếp người.
Tại thành Xá-vệ (Sàvatthi) có một thương gia tên là Đại Phú (Màha Suvanïnïa). Ông rất mực giàu sang nhưng hiếm muộn con cái.
@ Wiki: Chữ Vạn (tiếng Phạn: स्वस्तिक svastika) là một biểu tượng chữ thập với bốn đầu mút cong về góc trái và hướng sang bên trái, có hướng xoay cùng chiều kim đồng hồ.
Trong ba cách ngồi, khi ngồi phải tập cho đầu gối đồng sát xuống chiếu như nhau, hai mông cùng chịu đều thì mạch máu không bị cấn, chân không bị tê, cũng không nên dùng nệm quá dày. Một điều nên để ý, là thường lúc ban sơ, khi vừa ngồi kiết già hay nghe một chân nặng một chân nhẹ...
Nghiệp là một khái niệm chủ yếu trong giáo lý Phật giáo mang nhiều khía cạnh tâm lý và triết học siêu hình thật sâu sắc và phức tạp, thế nhưng lại thường được hiểu một cách quá máy móc và đơn giản. Bài viết dưới đây sẽ cố gắng trình bày khái niệm căn bản này dưới các góc nhìn bao quát, khoa học và triết học hơn.
"Nầy các vị tỳ kheo, đây là Diệu Đế về Khổ: Sinh là khổ, già là khổ, chết là khổ; ưu sầu, than khóc, đau đớn, buồn rầu, và tuyệt vọng là khổ; liên kết với những điều không ưa thích là khổ, cách ly những điều ưa thích là khổ; không đạt được những gì mong muốn là khổ; tóm lại, cả năm uẩn (*) để tham thủ là khổ"
Người người đều có “Đức Quán tự tại” cần gì phải nhọc công tìm kiếm đâu xa? Thế Đức Quán tự tại là ai?
Từ "Bhagava" cũng đã được dùng để mô tả Đức Phật trong kinh điển Pali sớm nhất. Trong Anussati (Pāli), là "Hồi ức hay chánh niệm của Đức Phật". Nó dùng để chỉ hành động của lòng sùng kính, tôn thờ, ngợi khen và suy niệm về Đức Phật
Khi một tín đồ phát tâm quy y Tam Bảo để chính thức trở thành đệ tử Phật, vị Bổn Sư sẽ đặt cho một tên mới gồm có hai chữ, gọi là Pháp danh. Pháp danh của người Phật tử tại gia không có chữ Thích đi trước, mà chỉ có những chữ như Cư sĩ, Đạo hữu, Tín nữ, Phật tử … ở phía trước mà thôi.
Ngày nay, y theo lời dạy của Đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, khắp nơi nơi, Chùa chiền, Tu viện, Thiền viện hằng năm đều trang trọng tổ chức chu toàn cho tứ chúng được hội tụ về tham dự mùa an cư, sau đại lễ Phật đản.
Đức Phật là nơi nương tựa của mọi Phật tử chúng ta. Ngài là người tự mình chứng nghiệm Giáo Pháp cao thượng bao gồm Giới, Định, Huệ và giải thoát. Sau khi khám phá ra chân lý, chứng nghiệm Niết Bàn, Đức Phật đem những điều mình thực chứng ra giảng dạy trong suốt bốn mươi lăm năm cho những ai muốn tìm đường giải thoát như Ngài. Người nào tinh tấn thực hành giáo pháp của Ngài sẽ thoát khỏi khổ đau.
Lời bạt: Bài viết vừa được hoàn tất khi tin trận động đất và sóng thần tại vùng Fukushima Nhật Bản cùng với những thảm hoạ liên quan đến lò nguyên tử Fukushima được loan báo trên thế giới. Cảnh tàn phá và nỗi lo sợ mồn một xót xa trên màn hình. Liên cảm về khổ nạn làm nhói tim bởi kinh hoàng và bàng hoàng.
Đang truy cập :
27
•Máy chủ tìm kiếm : 2
•Khách viếng thăm : 25
Hôm nay :
3321
Tháng hiện tại
: 156922
Tổng lượt truy cập : 5373412