Hoạt động từ thiện, nhân đạo của PGVN thuận lợi và khó khăn

Thứ năm - 22/03/2012 21:02
Hoạt động từ thiện, nhân đạo của PGVN thuận lợi và khó khăn

Hoạt động từ thiện, nhân đạo của PGVN thuận lợi và khó khăn

Trong quá trình tồn tại và phát triển 2000 năm trên đất nước Việt Nam thân yêu, Phật giáo Việt Nam đã sớm hài hòa, gắn bó với dân tộc, xuyên suốt dòng lịch sử truyền bá tư tưởng giáo lý của Đạo Phật. Đặc biệt là trong những giai đoạn thịnh suy của dân tộc, Phật giáo Việt Nam đều tích cực đóng góp công sức của mình, chống lại các thế lực của bọn ngoại bang để đem lại an lạc, hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN, NHÂN ĐẠO

CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM 30 NĂM THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

Thượng tọa Thích Quảng Tùng

Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự

Trưởng ban Từ thiện Xã hội TW GHPGVN

 

Trong quá trình tồn tại và phát triển 2000 năm trên đất nước Việt Nam thân yêu, Phật giáo Việt Nam đã sớm hài hòa, gắn bó với dân tộc, xuyên suốt dòng lịch sử truyền bá tư tưởng giáo lý của Đạo Phật. Đặc biệt là trong những giai đoạn thịnh suy của dân tộc, Phật giáo Việt Nam đều tích cực đóng góp công sức của mình, chống lại các thế lực của bọn ngoại bang để đem lại an lạc, hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong thời kỳ lịch sử của dân tộc, danh xưng của Giáo hội dù có khác nhau, nhưng sự nghiệp chủ yếu của Phật giáo Việt Nam vẫn là hoằng dương chính pháp, lợi lạc quần sinh. Văn hóa Phật giáo đã đóng góp rất lớn vào nền tảng văn hóa dân tộc Việt Nam. Triều đại nào biết vận dụng tinh thần giáo lý, tư tưởng của Phật giáo vào công cuộc xay dựng và bảo vệ đất nước thì triều đại đó hưng thịnh, hùng cường và phát triển và chống ngoại xâm thành công nhất, như nhà Lý (1010 – 1225), nhà Trần (1226 – 1400). Những ông vua Phật tử yêu nước, thương dân, tập hợp được mọi tầng lớp nhân dân có tài trí, mưa lược với sức mạnh đoàn kết lấy dân làm gốc, thương yêu đồng bào, đồng loại. Tình yêu thương đó xuất phát từ tình thần Từ bi – Hỷ xả và Trí tuệ của Phật giáo.

Sau 30/4 năm 1975, hòa bình lập lại, đất nước thống nhất, giang sơn thu về một mối, Bắc Nam xum họp một nhà. Đất nước thống nhất là yếu tố mãnh liệt, là bối cảnh vô cùng thuận lợi, là động lực để 9 hệ phái Phật giáo thực hiện nguyện vọng tâm huyết thống nhất Phật giáo thành một tổ chức duy nhất Giáo hội Phật giáo Việt Nam mà nhiều thế hệ tiền bối đã dầy công tạo dựng.

Qua 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, bằng những thuận lợi khách quan và chủ quan, qua các nghị định 297, 69, 26 của chính phủ, nhất là Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo được Thường vụ Quốc hội thông qua, Chủ tịch nước đã ký Sắc lệnh công bố ngày 29 – 6 – 2004, Nghị định 22/2005 NĐ-CP của Chính phủ ban hành 1/3/2005 để làm cơ sở cho hoạt động tôn giáo thêm được thuận lợi và đạt kết quả hữu hiệu.

Hiện nay nhân loại đang đối diện với những biến động lớn về kinh tế, xã hội, văn hóa trên quy mô toàn thế giới. Thực tế này cuốn hút tất cả các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa cũng như tôn giáo của mỗi nước, mỗi cộng đồng, mỗi cá nhân vào một guồng máy chung, đây là một đặc trưng mới, đánh dấu một thời đại mới – toàn cầu hóa. Nó tạo ra nhiều điều kiện và cơ hội mới để tăng trưởng, lan tỏa nhanh hơn bằng thế mạnh nối kết, hợp tác vượt qua mọi biên giới, rào cản… Nhưng mặt khác nó cũng tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt, đưa đến sự khoảng cách giàu nghèo ngày càng tách xa hơn, có nhiều chuẩn mực văn hóa, tôn giáo, đạo đức, cách tư duy phong cách sống của các dân tộc, các cộng đồng đang bị ảnh hưởng sâu sắc. Để không bị gạt ra ngoài lề, để có thế khẳng định sự tồn tại với bản sắc riêng, mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, mỗi tôn giáo, mỗi dân tộc, phải tự đổi mới, cách tân và chấn hưng, nhưng vẫn giữ được cái riêng độc lập tương đối, vẫn khẳng định sự tồn tại vốn có với bản sắc riêng trong quan hệ rộng lớn hơn, đa diện hơn, hòa nhập mà không hòa tan.

Phật giáo Việt Nam có bề dầy lịch sử với những giá trị tư tưởng Đạo, Đức, Văn hóa được kế thừa và phát triển những giá trị nhân văn bền vững từ nơi giáo lý của Đức Phật. Với triết lý giải thoát, từ bi và trí tuệ. Hôm nay, Phật giáo với tư cách là một tôn giáo truyền thống của người Việt, với tinh thần “Phục vụ chúng sinh là cũng giàng chư Phật, trang nghiêm thế gian là trang nghiêm cõi Phật”; hòa quyện với tinh thần của người Việt “Lá lành  đùm là rách”, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, trong 30 năm qua Phật giáo Việt Nam hoạt động từ thiện nhân đạo rất tích cực và có hiệu quả cao. Hiện nay trong toàn quốc có 65 Tuệ Tĩnh Đường, 655 phòng thuốc chuẩn trị Y học dân tộc, một phòng khám đa khoa, đã hoạt động một cách có hiệu quả, khám và phát thuốc trị giá trên 5 tỷ đồng/năm. Chương trình phát triển Tuệ Tĩnh Đường đang mở rộng mạng lưới xuống các Quận, Huyện trong cả nước.

Trong phạm vi cả nước hiện có 165 lớp học tình thương và có 16 cơ sở nuôi dạy trẻ mẫu giáo bán trú, nhà nuôi trẻ mỗ côi, khuyết tật. Cả nước hiện có 6.467 em theo học các lớp học tình thương này, tuy nhiên lực lượng Giáo viên do Tăng, Ni, Phật tử đảm trách còn hạn chế. Để giải quyết sự khó khăn này, Ban Từ Thiện xã hội Trung ương đã tổ chức khóa bồi dưỡng nuôi dạy trẻ cho 92 Tăng, Ni, Phật tử học viên. Ban cũng phối hợp với trường Đào tạo cán bộ Y tế Trung cấp của Thành phố Hồ Chí Minh mở lớp bồi dưỡng cán bộ Y tế sơ cấp thời gian học là 1 năm cho 250 Tăng, Ni, Phật tử cả nước theo học và đào tạo được 98 Lương Y Tuệ Tĩnh Đường để tăng cường hiệu năng hoạt động về y tế và từ thiện xã hội, nhằm góp phần chia sẻ gánh nặng cho xã hội và nhân dân trên tinh thần từ bi, trí tuệ của Đạo Phật.

Bằng tinh thần từ bi cứu khổ của Đạo Phật và Đạo lý của dân tộc Việt Nam “Bầu ơi thương lấy Bí cùng”, Ban trị sự các Tỉnh, Thành hội Phật giáo, Tăng, Ni, Phật tử cả nước, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Giáo hội đã nỗ lực vận động tài chính, phẩm vật cứu trợ đồng bào lũ lụt tàn phá thuộc các tỉnh miền Bắc, Miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long, thăm và tặng quà cho đồng bào dân tộc, các tỉnh Tây Nguyên, Tây Bắc.

Đặc biệt, với tinh thần từ bi cứu khổ của Đạo Phật và thực hiện thông bạch 003/TB-HĐTS ngày 04/01/2005 của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Ban Từ thiện Xã hội Trung ương đã kêu gọi chư tôn đức Tăng, Ni và quý mạnh thương quân, ân nhân Phật tử trong và ngoài nước phát đại bi tâm, đóng góp tịnh tài để cứu trợ những nạn nhân vùng Đông Nam Á bị cơn động đất gây nên sóng thần tàn phá và động đất tại Nhật Bản.

Ngoài ra Tăng, Ni, Phật tử cả nước đã nhiệt liệt hưởng ứng các phong trào ích nước lợi dân, đền ơn đáp nghĩa ửng hộ Nhân dân Cu Ba anh em, ủng hộ nạn nhân nhiễm chất độc Tréc-No-Bin Liên Xô cũ (nay là Liên bang Nga), xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, xây dựng ủng hộ tuyến đầu Tổ quốc, chiến sĩ biên phòng, hải đảo, thăm viếng ủy lạo thương bệnh binh và bệnh nhân nghèo khó tại các bệnh viện, trại tâm thần, nhà dưỡng lão… nhất là chương trình tư vấn chữa trị cho những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS có hiệu quả bước đầu, chi phí hàng tỷ đồng. Xây giếng, mổ mắt, tặng xe lăn, xe đạp, tặng học bổng…

Bên cạnh công tác từ thiện xã hội, những công tác phúc lợi xã hội khác như xây cầu bê tông, đắp đường giao thông nông thôn, hiến máu nhân đạo, đóng góp quỹ vì người nghèo, học sinh hiếu học, giúp phụ nữ nghèo vượt khó. Mổ tim nhi, phát quà tết, quà trung thu cho các cháu thiếu nhi, nồi cháo tình thương, bữa ăn từ thiện cho bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện, phòng khám đa khoa… đều được các thành viên Ban Từ thiện Trung ương và các tỉnh thành, Tăng, Ni, Phật tử tích cực tham gia.

Theo báo cáo từ các đơn vị, công tác từ thiện xã hội ngày cũng được nhiều Tăng, Ni, Phật tử và các doanh nghiệp ủng hộ nhiệt tình. Nên trong 30 năm qua đạt thành tựu to lớn ước khoảng 2020 tỷ đồng.

Thuận lợi:

+ Giáo hội Phật giáo Việt Nam qua 30 năm thành lập và phát triển, với tinh thần đoàn kết, hòa hợp của Tăng, Ni, Phật tử Việt Nam đã góp phần xây dựng và tăng cường các mục tiêu tôn chỉ đúng đắn mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đề ra trong Hiến chương Giáo hội với phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa Xã hội”.

+ Các chính sách pháp luật Nhà nước từng bước cải thiện môi trường mở ra hành lang pháp lý cho công tác từ thiện có nhiều thuận duyên hơn, nhất là từ khi Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo được đưa vào đời sống xã  hội.

+ Giáo hội có các mối quan hệ rộng lớn với các tổ chức và cá nhân có tấm lòng từ thiện ở trong và ngoài nước để vận động, hỗ trợ cho các chương trình từ thiện mà Giáo hội khởi xướng.

+  Trên tinh thần từ bi cứu khổ của Đức Phật và truyền thống quý báu của Phật giáo Việt Nam là tự bản thân mỗi vị Tăng, Ni đều ý thức được việc làm từ thiện là trách nhiệm bổn phận của mỗi đệ tử Phật và bằng hành động cụ thể của mình nên lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân làm theo dễ dàng hơn.

+ Với tư tưởng “Vô ngã vị tha” đã thấm nhuần các vị Tăng, Ni, Phật tử bằng thân giáo, khẩu giáo, tạo được niềm tin sâu sắc cho mọi đối tượng và các mạnh thường quân ủng hộ.

Khó khăn:

+ Đội ngũ cán bộ phụ trách, quản lý và các giáo viên lớp tình thương không được đào tạo chuẩn nên còn nhiều hạn chế.

+ Cơ sở vật chất cho các lớp học tình thương, các mái ấm tình thương nuôi dưỡng các cháu mồ côi còn thiếu thốn về nhiều mặt.

+ Chính quyền một số địa phương chưa thông cảm với việc làm từ thiện của Giáo hội nên tạo điều kiện thuận duyên cho công tác này chưa cao.

Kiến nghị:

  1. Nhà nước tạo điều kiện để Giáo hội Phật giáo Việt Nam xây dựng một nhà thương dành cho đối tượng nghèo, xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc Bình Dương.
  2. Nhà nước tạo điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục cho các lớp học tình thương.
  3. Nhà nước hỗ trợ mặt bằng để Giáo hội tổ chức thành công cơ sở nuôi dưỡng các cụ già cô đơn và các cháu mồ côi quy mô lớn ở những nơi có điều kiện.
  4. Ban từ thiện các tỉnh, thành hội nên làm đầu mối quy tập các tấm lòng hỗ trợ của Tăng, Ni, Phật tử, các nhà hảo tâm ở địa phương. Rồi kết hợp với Ban Từ thiện Trung ương hoặc các tỉnh, thành bạn để tạo thành sức mạnh lớn hơn khi trợ giúp cho các đối tượng.
  5. Giáo hội nên xin Nhà nước mở trường dạy nghề miễn phí cho các đối tượng nghèo làm cơ sở xóa đói giảm nghèo bền vững.

Trong xu thế hội nhập kinh tế Thế giới, Phật giáo Việt Nam cùng với dân tộc Việt Nam tiếp tục giải quyết cái khổ luân hồi sinh, lão, bệnh, tử, tham, sân, si… nhưng vấn đề khó khăn hơn đó là giúp cho con người chiến thắng được tham sân si vốn là mặt trái của thị trường, đó là chiến thắng ma lực của đồng tiền, của lợi nhuận, là những cái bẫy đưa con người vào chỗ mất nhân tính mù quáng, làm xã hội phân chia giàu nghèo và băng hoại nền đạo đức nhân bản. Với đạo lý hướng nội, Phật tại tâm của Phật giáo góp phần kìm hãm bớt từ mỗi người những tiêu cực của kinh tế thị trường và chia sẻ những phần lợi nhuận cho những người bất hạnh trên tinh thần “Vô ngã vị tha”, thương người như thể thương thân của dân tộc ta.

Tiếp nối tính thần đoàn kết hòa hợp trong lòng dân tộc với sự quan tâm giúp đỡ của các chính quyền và sự lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chúng tôi tin tưởng rằng thời gian tới việc từ thiện của Giáo hội sẽ có nhiều khởi sắc mới, làm vơi đi những nỗi bất hạnh của những đối tượng cần giúp đỡ để cùng nhân dân cả nước xây dựng đất nước giầu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: việt nam, dân tộc
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới Thiệu:

    Chùa Sắc Tứ Khải Đoan là ngôi chùa đầu tiên của tổ chức Phật Giáo có mặt tại Đaklak, được xây dựng vào năm 1951. chùa tọa lạc trên khu đất rộng 7 mẫu 8 sào 28m2, do Đoan Huy Hòang Thái Hậu Hòang Thị Cúc hiến cúng cho Tổng Hội Phật Giáo trung phần.

Thông báo

Số Lượng truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 51


Hôm nayHôm nay : 8539

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 374881

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22449306


Ảnh đẹp