GHPGVN 30 thực hiện phương châm "Đạo pháp - Dân tộc - CNXH"

Thứ bảy - 24/12/2011 19:08
GHPGVN 30 thực hiện phương châm "Đạo pháp - Dân tộc - CNXH"

GHPGVN 30 thực hiện phương châm "Đạo pháp - Dân tộc - CNXH"

Với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, chiến thắng mùa xuân ngày 30/4/1975 đất nước thống nhất hoàn toàn, giang san thu về một mối, Bắc Nam sum hợp một nhà. Trước xu thế tất yếu của lịch sử, Phật giáo Việt Nam cũng phải thống nhất thành một tổ chức duy nhất, như các tổ chức chính trị, xã hội trong một nước Việt Nam thống nhất.
Chư Tôn túc lãnh đạo các tổ chức Giáo hội, Hệ phái Phật giáo: 1. Hội thống nhất Phật giáo Việt Nam; 2.Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; 3. Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam; 4. Ban Liên lạc Phật giáo Yêu nước Tp. Hồ Chí Minh; 5. Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam; 6. Giáo hội Phật giáo Thiên Thai Giáo Quán; 7. Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam; 8. Hội Sư sãi Yêu nước miền Tây Nam bộ; 9. Hội Phật học Nam Việt đã đoàn kết hòa hợp thành lập Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam năm 1980. Qua hơn một năm vận động, kết quả ngày 04 – 07/11/1981, tại chùa Quán Sứ - Thủ đô Hà Nội, Đại hội Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam khai sinh Giáo hội Phật giáo Việt Nam – là tổ chức hợp pháp, duy nhất đại diện cho Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước thực hiện theo phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa Xã hội”.

1. Về phương diện Đạo pháp:

Giáo hội Phật giáo Việt Nam qua 30 năm hoạt động, với nhiệm kỳ 1 (1981 - 1987) chỉ có 50 Thành viên Hội đồng Chứng minh, 50 Ủy viên Hội đồng Trị sự đến nay đã có 97 Thành viên Hội đồng Chứng minh, 147 Ủy viên Hội đồng Trị sự. Từ nhiệm kỳ 1, chỉ thành lập được 28 đơn vị Tỉnh, Thành đến nay đã có 58 Tỉnh, Thành hội Phật giáo. Giáo hội luôn luôn phát triển không ngừng, đến nay tổ chức hành chánh Giáo hội đã có 03 cấp hành chính là Trung ương, Tỉnh Thành và Quận, Huyện, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh; Bổ nhiệm và công nhận 06 Hội Phật tử Việt Nam tại Pháp, Zcech, Ba Lan, Hungary, Đức, Ucraina, Liên bang Nga; Công nhận tạm thời Ban đại diện Tăng Ni sinh du học tại Ấn Độ.

Được sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan hữu quan, về mặt quản lý, Giáo hội đã khắc 5.092 khuôn dấu, gồm: Hội đồng Chứng minh 01, Hội đồng Trị sự 02, các Ban, Viện Trung ương 18, Viện và Phân viện 02, Học viện Phật giáo Việt Nam 04, Tạp chí Phật giáo 02, Báo chí 01, Ban Trị sự 58, Trường Trung cấp Phật học 31, Ban Đại diện Phật giáo 280, các Tự viện 4.702 khuôn dấu.

Thực hiện lời di huấn thiêng liêng của Hồ Chủ tịch vì lợi ích 10 năm trồng cây, trăm năm trồng người; đề nghị của Đức Pháp chủ đầu tiên – Hòa thượng Thích Đức Nhuận; lời hứa của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, trong 30 năm qua Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập 04 Học viện đã đào tạo 4.826 Tăng Ni tốt nghiệp Cử nhân Phật học, đang đào tạo 1.684 Tăng Ni sinh; có 08 Lớp Cao đẳng Phật học, đã đào tạo 1.056 TNS, đang đào tạo 690 TNS; có 31 Trường Trung cấp Phật học, đã đào tạo 7.315 TNS, đang đào tạo 2.611 TNS; Phật giáo Nam tông Khmer có 2700 Sư sãi đã đào tạo, đang đào tạo 2.195 và 2777 Sư sãi theo học các lớp Sơ cấp Pali, Vini Ek… Giáo hội đã giới thiệu 476 Tăng Ni sinh du học nước ngoài, đã có 100 Tăng Ni tốt nghiệp Tiến sĩ, Thạc sĩ chuyên ngành Phật học và các ngành học khác trở về Việt Nam và tham gia công tác của Giáo hội; hiện có trên 300 Tăng Ni sinh đang du học.

Trong chiến lược phát triển, nâng cao hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam, được sự chấp thuận cho phép của Chính phủ, V/v Giáo hội Phật giáo Việt Nam mở thí điểm Cao học (MA) tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh, sau đó sẽ đến các Học viện khác trong toàn quốc, tiến len Tiến sĩ (hay Nghiên cứu sinh bậc Tiến sĩ trong nước của GHPGVN).

Được sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan chức năng, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội đã được Nhà nước cấp 10 hecta đất xây dựng Học viện tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn đã hoàn thành, sinh hoạt ổn định và có hướng phát triển; Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh được Nhà nước cấp 33 hecte đất tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh đã hoàn tất các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và đang chuẩn bị thi công xây dựng Học viện; Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế được Nhà nước cấp 20 hecta đất bên cạnh Trung tâm Văn hóa Du lịch Huyền Trân, Tp. Huế để xây dựng Học viện; Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Tp. Cần Thơ được Nhà nước cấp 13.000m2 đất tại phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn để xây dựng Học viện.

Sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, tu học của Tăng Ni trong toàn quốc luôn luôn tăng tiến về mặt đạo đức, phát huy tính trong sáng của đạo Phật, bài trừ mê tín dị đoan, những tư tưởng văn hóa độc hại v.v…Với 46.497 Tăng Ni, 14.775 cở sở Tự Viện trong toàn quốc, hằng năm có 48/58 Tỉnh, Thành hội Phật giáo tổ chức an cư, có 35.000 Tăng Ni an cư; tổ chức 84 khóa bồi dưỡng Trụ trì, có gần 20.000 Tăng Ni tham dự; Về mặt kế thừa, các Tỉnh, Thành hội Phật giáo đã tổ chức 258 Giới đàn, 37.040 giới tử thụ giới; Ban Tăng sự Trung ương đã cấp 36.218 chứng điệp thụ giới để Tăng Ni tu học, hành đạo.

Qua các kỳ Đại hội, theo đề nghị của Ban Trị sự các Tỉnh, Thành hội Phật giáo, Giáo hội đã tấn phong 4.208 giáo phẩm, gồm 699 Hòa thượng, 333 Ni trưởng, 1.882 Thượng tọa và 1.294 Ni sư.

Công tác Hoằng pháp của Giáo hội ngày một rộng khắp, từ thành thị cho đến nông thôn, kể cả các vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Với 683 giảng sư Trung ương Giáo hội và các Tỉnh, Thành hội Phật giáo đã đem ánh sáng Phật pháp đến mọi người, mọi nhà, mọi thành phần trong xã hội. Bên cạnh đó, việc giữ gìn văn hóa Phật giáo Việt Nam luôn được Tăng Ni, Phật tử trong toàn Giáo hội bảo tồn và phát huy nét đặc sắc của văn hóa Phật giáo Việt Nam trong nền văn hóa dân tộc.

Đạo Phật Việt Nam vốn dĩ hòa nhập rộng sâu trong đời sống người dân Việt, Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc trong suốt chiều dài dựng nước, giữ nước, xây dựng và phát triển đất nước, để mọi người hiểu rõ, hiểu dúng hơn về Đạo Phật Việt Nam, về những gì mà Đức Phật đã dạy cho nhân loại, Tạp chí Văn hóa Phật giáo, Tạp chí Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy, Báo Giác Ngộ và các tờ nội san đều được phát hành theo đúng định kỳ; các trang website của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Báo điện tử Giác ngộ, các Ban, Viện Trung ương và các tỉnh đã đăng tải nhiều nội dung giáo lý, các đề tài nghiên cứu Phật học cũng như các hoạt động Phật sự của Trung ương Giáo hội, các Tỉnh, Thành hội Phật giáo, nhằm giúp cho các nhà nghiên cứu, học giả, Tăng Ni, Phật tử và các giới có điều kiện nghiên cứu, học tập, trao dồi tri thức, làm thăng hoa đời sống tâm linh, góp phần làm cho Đạo Phật Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày một phát triển trang nghiêm trong lòng dân tộc.

2. Về dân tộc:

Đất nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em đang sinh sống, gồm 90 triệu dân, có 3.200.000 kiều bào sinh sống, làm việc và học tập tại nước ngoài. Với tinh thần dân tộc Việt Nam cùng nòi giống, 30 năm qua, Giáo hội đã thể hiện tình đoàn kết, hòa hợp với các dân tộc anh em, nhất là dân tộc Khmer (2,6 triệu người), dân tộc Hoa (1, 1 triệu), các dân tộc ít người khác 11.400.000 người.

Giáo hội luôn luôn quan tâm, cứu trợ đồng bào nghèo các dân tộc, nhất là đồng bào bị thiên tai, chăm sóc sức khỏe cộng đồng cho các bệnh nhân nghèo, ủng hộ quỹ vì người nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ khuyến học… Tổng trị giá cho công tác từ thiện xã hội của toàn Giáo hội trong 30 năm qua ước tính trên 2000 tỷ đồng. Đặc biệt là mua công trái phiếu xây dựng tổ quốc là 4 triệu 600 ngàn đồng tương đương 4 tỷ 600 triệu đồng hiện nay. Bên cạnh việc chăm lo hỗ trợ vật chất cho đời sống của đồng bào nghèo, là chăm lo đời sống tâm linh cho đồng bào các giới, trong đó có đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa. Qua đó, Giáo hội đã tổ chức    Lễ Quy y cho 15.000 người dân tộc tại các tỉnh Tây nguyên, Tây Bắc và Nam bộ.

Ngoài công tác bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ công dân đối với đất nước, các con em gia đình Phật tử đã hoàn thành các nghĩa vụ của mình đối với quê hương. Giáo hội luôn quan tâm đếc các đồng bào dân tộc ít người, hải đảo, biên cương, nên ngoài việc xây dựng các ngôi chùa Tâm linh trên các đảo như chùa Hộ Pháp đảo Phú Quốc (Kiên Giang), chùa Vân Sơn – Núi Một (Huyện Côn Đảo, Bà Rịa Vùng Tàu), chùa Bạch Long (Đảo Bạch Long Vĩ, Tp. Hải Phòng), Phật đài Quan Âm (Đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), Chùa Trường Sa Lớn, Sinh Tồn và Tân Tử Tây (Huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa). Đồng thời, Giáo hội còn tổ chức Kỳ siêu anh hùng liệt sĩ trên khắp các vùng miền của Tổ quốc và các hải đảo, thể hiện tinh thần tri ân, báo ân của người con Phật, đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.

Qua các cuộc thăm viếng, hội nghị, tham quan, hoằng pháp ở nước ngoài, đến nay Giáo hội đã thành lập các Hội Phật tử Việt Nam tại Pháp, Zceh, Ba Lan, Hungary, Đức, Liên bang Nga, Ucraina, Lào; quan hệ hữu nghị với các nước có đồng bào, Phật tử sinh hoạt như Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ, Đài Loan, Hoa Kỳ, Canada, Anh, Úc Đại Lợi, Nhật Bản, Nam Hàn v.v…

Ngoài ra, Giáo hội còn quan hệ tốt đẹp với các Tôn giáo bạn, tạo được sự đoàn kết hòa hợp, chung lưng đấu cật xây dựng Đạo, phát triển đất nước, như Hồ Chủ tịch đã nói: “Các vị trước khi là người có Đạo, các vị đã là người Việt Nam”. Trong 30 năm qua, nhất là thời gian gần đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội đồng Giám mục Việt Nam, Ủy ban đoàn kết Công giáo Yêu nước Việt Nam, Tin Lành, Hòa Hảo, Cao Đài, Tịnh độ Cư sĩ, Tứ ân Hiếu nghĩa v.v… đã có mối quan hệ hữu hảo, như tham dự lễ Tang cố Linh mục Võ Thành Trinh – Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam đầu tiên, lễ tang cố Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình, dự Thánh lễ cầu hồn Đức Thánh Cha Giáo hoàng Paul VI, do Tòa Giám mục Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, tham dự các Lễ hội do các tôn giáo bạn tổ chức; đặc biệt là Tịnh độ Cư sĩ, khi chưa được Nhà nước công nhận là tổ chức tôn giáo độc lập, đã từng là thành viên của GHPGVN, song khi được công nhận là một tổ chức tôn giáo, được phép hoạt động tại Việt Nam thì Giáo hội đã hoan hỷ cho trở lại vị trí của một tổ chức hợp pháp theo luật định nhưng vẫn giữ những tình cảm mật thiết giữa Hệ phái Tịnh độ Phật hội Cư sĩ với GHPGVN.

3. Về Chủ nghĩa Xã hội:

Lý tưởng chủ trưởng và mục đích của CNXH là “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Từ lý tưởng, chủ trương, mục đích đúng đắn, tương đối có một số điểm tương đồng đối với Phật giáo Việt Nam, trong 30 năm qua từ ngày thành lập GHPGVN năm 1981, Giáo hội đã cùng hoạt động song hành, có lúc khơi nguồn cho lý tưởng, định hướng kinh tế và xã hội chủ nghĩa, cùng cam cộng khổ với nhau khi đất nước lâm vào hoàn cảnh khó khăn trong thời kỳ bị cấm vận và những xuyên tạc của các thế lực thù địch như Nghị quyết HR của Hoa Kỳ, EU của Châu Âu, Giáo hội lên tiếng mạnh mẽ, bảo vệ sự thật về tự do tín ngưỡng, nhân quyền và chủ quyền Quốc gia Việt Nam.

Cho thấy, trên lĩnh vực xây dựng dân chủ, pháp quyền và công bằng xã hội, ngay từ những năm 1976, Quý Hòa thượng đã tham gai Quốc hội từ khóa VI như HT. Thế Long, HT. Thiện Hào, HT. Minh Châu, HT. Thanh Tứ, HT. Hiển Pháp, HT. Kim Cương Tử, HT. Chơn Thiện, HT. Danh Nhưỡng, HT. Dương Nhơn, NT. Huỳnh Liên. Đến Khóa XIII có HT. Chơn Thiện, HT. Thạch Huoonl, TT. Bảo Nghiêm, TT. Thanh Quyết. Có vị được cử làm Phó Chủ tịch Quốc hội như HT. Thế Long, HT. Thiện Hào - Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội và có nhiều vị tham gia vào Ủy ban Chuyên môn của Quốc hội.

Về khối đại đoàn kết dân tộc, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một tổ chức Liên minh chính trị, GHPGVN luôn là thành viên và tham gia tích cực, đầy đủ từ Trung ương đến địa phương như HT. Thế Long, HT. Kim Cương Tử, HT. Trí Tịnh, HT. Thanh Tứ, HT. Danh Nhưỡng, HT. Dương Nhơn, NT. Huỳnh Liên, NT. Ngoạt Liên v.v… cho đến các Tỉnh, Thành, Quận, Huyện, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh. Có vị được đề cử: Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN HT. Thích Trí Tịnh; Ủy viên Ban Thường trực Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như HT. Trí Thủ, HT. Kim Cương Tử, HT. Dương Nhơn, HT. Thanh Tứ v.v…

Qua đó, các thành viên lãnh đạo các cấp Giáo hội đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng, thiết thực liên quan đến việc xây dựng hệ thống pháp luật, củng cố pháp quyền, giám sát các hoạt động của Nhà nước, Chính phủ và Chính quyền các cấp. Từ những công lao đóng góp trên, Chư Tôn đức Giáo phẩm lãnh đạo các cấp Giáo hội và Tăng Ni, Cư sĩ Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều huân, huy chương và các danh hiệu cao quý như: HT. Thích Phổ Tuệ, HT. Thích Trí Tịnh, HT. Thích Minh Châu, HT. Thích Thanh Tứ được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh; HT. Thích Hiển Pháp, HT. Thích Thanh Sam, HT. Danh Nhưỡng, HT. Thích Từ Nhơn, HT. Thích Trí Quảng  – Huân chương Độc lập Hạng nhất; HT. Thích Chơn Thiện, HT. Dương Nhơn, HT. Thích Giác Toàn, HT. Thích Thiện Tâm, Cư sĩ Tống Hồ Cầm – Huân chương Độc lập Hạng nhì; HT. Thích Thiện Bình, HT. Thích Trí Tâm, HT. Thích Thiện Duyên, HT. Thích Thiện Tánh, HT. Thích Như Niệm, TT. Thích Thanh Nhiễu, NT. Thích nữ Ngoạt Liên – Huân chương Độc lập Hạng ba; Và nhiều chư Tôn đức được Chủ tịch Nước Tặng thưởng Huân chương Đại Đoàn kết toàn dân tộc, Thủ tướng Chính phủ Tặng bằng khen v.v…

Để góp phần phát triển đất nước, nhiều Tăng Ni, Phật tử trong toàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tham gia công tác Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp, nhằm đóng góp sức mình trong công tác vì nước, vì dân, đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân quần xã hội, với tâm nguyện duy nhất là góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; đó là ý niệm Tốt đời đẹp Đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam mà Tăng Ni, Phật tử Việt Nam đã đóng góp và sẽ tiếp tục trong những nhiệm kỳ tiếp theo.

Tóm lại, Giáo hội Phật giáo Việt Nam qua 30 năm thành lập và phát triển và đồng hành cùng dân tộc, với tinh thần đoàn kết hòa hợp của Tăng Ni, Phật tử Việt Nam đã góp phần xây dựng và tăng cường các mục tiêu, tôn chỉ đúng đắn mà GHPGVN đã đề ra trong Hiến chương Giáo hội kể từ ngày thành lập “Thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức, các pháp môn tu học theo truyền thống Hệ phái vẫn được tiếp tục duy trì và hoạt động theo phương châm Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa Xã hội”.

Những thành quả đạt được trong thời gian qua là do sự chung tay, góp sức nhất tâm đoàn kết của Tăng Ni, Phật tử không phân biệt tổ chức, hệ phái, sự đồng tình ủng hộ của Đảng, Nhà nước, Chính quyền các cấp v.v…. Bộ máy lãnh đạo Phật giáo ngày càng được hoàn thiện, củng cố và mở rộng nhân sự, thể hiện trọn vẹn các nguyên tắc thống nhất đã đề ra. Chính vì thế, những thành quả mà Giáo hội đạt được đã khẳng định một ưu điểm lớn là sự thống nhất Phật giáo một cách toàn vẹn, đầy đủ nhất từ trước đến nay, sẽ quyết định sự phát triển của GHPGVN, đó là tính đoàn kết hòa hợp cao độ, xem trọng sự nghiệp chung vì Đạo pháp và Dân tộc.

Thành quả tốt đẹp của những hoạt động phụng đạo yêu nước của Phật giáo đã góp phần không nhỏ vào việc ổn định xã hội, xây dựng kinh tế theo định hướng XHCN, đồng thời khẳng định niềm tin của Phật giáo Việt Nam vào chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hiện tại và tương lai./.

 

HT. Thích Thiện Nhơn

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: thống nhất
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Giới Thiệu:

    Chùa Sắc Tứ Khải Đoan là ngôi chùa đầu tiên của tổ chức Phật Giáo có mặt tại Đaklak, được xây dựng vào năm 1951. chùa tọa lạc trên khu đất rộng 7 mẫu 8 sào 28m2, do Đoan Huy Hòang Thái Hậu Hòang Thị Cúc hiến cúng cho Tổng Hội Phật Giáo trung phần.

Thông báo

Số Lượng truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 117

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 116


Hôm nayHôm nay : 28798

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 412962

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22487387


Ảnh đẹp